Phát hiện thêm một hệ Mặt trời cỡ lớn

Phát hiện thêm một hệ Mặt trời cỡ lớn

Hệ thống hành tinh này được cho là lớn nhất từng được phát hiện ngoài Mặt trời.

An artist’s impression of the HD 10180 planetary system in the southern constellation of Hydrus 127 light years away
Ảnh minh họa hệ thống hành tinh HD 10180

Các nhà thiên văn học đã khẳng định sự hiện diện của 5 hành tinh và có dấu hiệu của 2 hành tinh khác nữa.
Khoảng cách từ các hành tinh từ ngôi sao mẹ của chúng giống như trong hệ Mặt trời của chúng ta.

“Chúng tôi vừa phát hiện được một hệ thống có nhiều hành tinh nhất” – Tiến sĩ Christophe Lovis, người dẫn đầu nhóm các nhà khoa học của đài quan sát phía nam châu Âu (ESO) nói – “Phát hiện này cũng nêu bật sự thật rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên nghiên cứu hành tinh: nghiên cứu các hệ thống hành tinh phức tạp và không chỉ là các hành tinh đơn lẻ. Việc tìm hiểu chuyển động của hành tinh trong hệ mặt trời mới cho thấy sự tương tác về trọng lực phức tạp giữa các hành tinh và giúp chúng ta hiểu về sự tiến hóa lâu dài của hệ thống này”.

Ngôi sao mẹ, có tên là HD 10180, nằm ở phía nam chòm sao Hydrus 127 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn đã kiên nhẫn nghiên cứu nó trong 6 năm và sử dụng thiết bị tìm kiếm hành tinh mang tên máy quang phổ HARPS, gắn vào kính viễn vọng ESO’s 3,6 mét ở La Silla, Chile.

Từ 190 đo lạc khác nhau của HARPS, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự rung lắc trong chuyển động của ngôi sao do lực hấp dẫn gây ra. 5 tín hiệu mạnh nhất tương ứng với các hành tinh có độ lớn như sao Hải Vương, nó gấp từ 13 đến 25 lần so với lực hấp dẫn của Trái đất.

Những hành tinh này, có các chu kỳ quỹ đạo xê dịch từ 6 đến 600 ngày, nằm cách ngôi sao mẹ một khoảng cách xa từ 0,05 đến 1,4 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

Hà Châu (Theo Telegraph)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ