Phát hiện mộc bản "Chiếu dời đô" cổ nhất
Ảnh bản gốc Chiếu dời đô và bản dập bìa sách “Đại Việt sử ký toàn thư” trong khối Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Bà Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV cho biết: “Đây là bản gốc duy nhất còn lại tính đến thời điểm hiện tại. Bản khắc Mộc bản “Chiếu dời đô” vừa được phát hiện của Lý Công Uẩn nằm trong bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (Kỷ Lý Thái Tổ - quyển 2 – tờ 2) trong kho Mộc bản triều Nguyễn (di sản tư liệu thế giới), có ký hiệu H 31/8. Đây là bản khắc chữ Hán lộn ngược, có chất liệu là gỗ ván được khắc nổi với 214 chữ (chưa kể phần chú thích), khuôn khổ in là 20 x 29,5cm”.
Bà Huệ cũng cho biết: “Mộc bản bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” trong đó có “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn mà hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có thể là bản khắc từ thời nhà Lê (1679), cũng có giả thiết cho rằng “Đại Việt sử ký toàn thư” được khắc lại vào thời Nguyễn (khoảng từ năm 1802 - 1807). Về vấn đề này cần có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn…Đây là Mộc bản khắc cổ nhất về “Chiếu dời đô” còn lại ở Việt Nam tính đến thời điểm này”.
Mộc bản khắc “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn năm 1010 trong khối Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Như vậy, tròn 1.000 năm sau ngày “Chiếu dời đô” ra đời, đặc biệt là trong lúc cả nước đang hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, phát hiện này mang rất nhiều ý nghĩa.
GD&TĐ - Đoàn cơ sở Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) đã tổ chức chương trình “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tại huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
GD&TĐ - Cô giáo Lý Thị Ba, giáo viên môn Ngữ văn Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang là người luôn hiểu, đồng cảm và hết lòng với học sinh.
GD&TĐ - Sau khi chia tay, đối tượng T. đã dùng hình ảnh, video 'nhạy cảm' lúc còn yêu nhau để ép bạn gái cũ vào nhà nghỉ tiếp tục quan hệ tình dục với mình.
GD&TĐ - Tối 31/3, đã diễn ra Lễ ra mắt chương trình truyền hình Chào tiếng Việt và phát động Cuộc thi tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023.