Phát hiện chuột to bằng mèo

Phát hiện chuột to bằng mèo
Wildlife cameraman Gordon Buchanan with the Bosavi Woolly Rat
Nhà quay phim về thế giới hoang dã Gordon Buchanan và con chuột Bosavi Wolly

Trong miệng núi lửa Bosavi sâu 1km, các nhà khoa học đã tìm thấy một môi trường tràn đầy sự sống tồn tại độc lập kể từ khi núi lửa phun lần cuối cách đây 200.000 năm.

Trong số những loài vật mới phát hiện có con chuột lông lá Bosavi Wolly. Đây là một trong những con chuột lớn nhất dài 81,2 cm, nặng 1,350kg. Hàm răng của động vật có lông dày màu xám này cho thấy thức ăn của chúng là lá cây. Chúng xây tổ trong các hốc cây hoặc dưới lòng đất.

Hành vi của nó giống như một con lười
Hành vi của nó giống như một con Lười

Nhà sinh học, tiến sĩ Helgen nói: “Đây là một trong những loài chuột lớn nhất thế giới. Nó có họ với con chuột mà bạn vẫn nhìn thấy trong cống nhưng lớn hơn rất nhiều. Tôi có một con mèo và nó cũng to như con chuột dễ thuần này. Con chuột ngồi cạnh tôi và nhấm chiếc lá, nó chưa bao giờ nhìn thấy người cả. Miệng của ngọn núi lửa Bosavi thực sự là một thế giới đã mất”.

Trong chuyến đi làm bộ phim “Mảnh đất của núi lửa” về về thế giới hoang dã tại một phần ít được biết đến của khu rừng nhiệt đới, các nhà khoa học cũng tìm thêm được 40 loài động vật khác. Trong đó có một con chuột túi mang tên Bosavi Silky Cuscus, một con thằn lằn ngụy trang, một con cóc có răng nanh và một con cá tên là Hemano Grunter phát ra tiếng kêu.

Loài chuột bự này không sợ người và điều này có thể làm nó gặp nguy hiểm
Loài chuột bự này không sợ người và điều này có thể làm nó gặp nguy hiểm

Các nhà khoa học cũng tìm thấy loài sâu bướm lạ đang chờ phân loại ở Oxford . Cùng với việc phát hiện ra con chuột khổng lồ, các nhà khoa học còn tìm thấy khoảng 16 loài cóc, 1 loài thằn lằn, ít nhất 3 loài cá, 20 loại côn trùng và nhện mà có thể là một loài dơi mới.

Papua New Guinea là một nơi nổi tiếng về số lượng chuột với hơn 57 loài.

Một loài cóc mới phát hiện. Khi sợ hãi, người nó phồng lên
Một loài cóc mới phát hiện. Khi sợ hãi, người nó phồng lên

Bằng chứng về sự phong phú của thế giới hoang dã nơi đây còn thể hiện ở con cáo có túi rất giống một con gấu nhỏ. Nó sống trên cây và ăn quả, lá cây.

Khu vực nơi đây hiện được coi là rất sơ khai nhưng chỉ cách miền nam đỉnh Bosavi 20 dặm – nơi mà hoạt động khai thác gỗ đang diễn ra mạnh mẽ. Ngọn núi này đóng vai trò như một hòn đảo giữa một biển rừng rậm với rất nhiều loài vật sinh sống.  

 Hà Châu (Theo Maildaily)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.