Thanh Hóa: Lập 10 công ty “ma” để mua bán hóa đơn thuế

GD&TĐ - Một người đàn ông ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tự mình đứng ra thành lập tới 10 công ty “ma” để mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT), với tổng số tiền lên tới 440 tỷ đồng.

Hàng nghìn hóa đơn được Lê Tiến Mạnh mua bán trái phép. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp.
Hàng nghìn hóa đơn được Lê Tiến Mạnh mua bán trái phép. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp.

Chiều nay (1/7), thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết; Công an huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) vừa triệt xóa đường dây chuyên mua bán hóa đơn thuế GTGT, số lượng lên tới 2.000 hóa đơn với số tiền 440 tỷ đồng.

Theo điều tra của cơ quan công an, người đàn ông đứng ra tổ chức đường dây mua bán hóa đơn trái phép này là Lê Tiến Mạnh (32 tuổi), trú tại thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).

Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an, từ năm 2017 đến khi bị bắt, Lê Tiến Mạnh đã thành lập tới 10 công ty “ma”, để mua bán hoá đơn thuế GTGT.

Trong quá trình hoạt động, Lê Tiến Mạnh đã thuê Nguyễn Thị Hà (24 tuổi), trú tại xã Hải Hòa; Nguyễn Thị Thuỷ (26 tuổi), trú tại xã Nguyên Bình và Nguyễn Thị Lam (22 tuổi), trú tại xã Ninh Hải (huyện Tĩnh Gia) làm kế toán của các công ty “ma” nói trên để mua bán hoá đơn thuế GTGT.

Lê Tiến Mạnh và tang vật vụ án. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp
Lê Tiến Mạnh và tang vật vụ án. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp 

Chỉ tính riêng từ năm 2017 đến 2018, Lê Tiến Mạnh đã mua bán hoá đơn đầu vào và bán trên 2.000 hoá đơn thuế GTGT đầu ra, với tổng số tiền trên 440 tỷ đồng cho gần 400 doanh nghiệp trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tĩnh Gia đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Tiến Mạnh. Đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của một số đối tượng khác có liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...