Hà Giang: Sát hại rồi giấu thi thể 2 bạn nhậu trong hẻm đá

GD&TĐ - Sau khi sát hại 2 người bạn nhậu, Lùng giấu thi thể nạn nhân vào trong hẻm đá rồi bỏ trốn.

Đối tượng Già Mí Lùng.
Đối tượng Già Mí Lùng.

Ngày 25/4, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Công an huyện Mèo Vạc bắt giữ nghi phạm Già Mí Lùng (SN 1987, ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) khi đang lẩn trốn.

Trước đó (ngày 24/4), Công an huyện Mèo Vạc nhận được tin báo người dân phát hiện 2 thi thể người trong hẻm đá tại khu vực bãi khai thác đá thuộc thôn Lũng Lầu (xã Khâu Vai).

Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Mèo Vạc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp cấp bách điều tra truy tìm đối tượng liên quan.

Tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân được xác định là Vừ Mí Sính (SN 1979) và Ly Mí Sình (SN 1970) cùng trú tại thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy, khoảng 18h tối ngày 23/4, ông Thò Mí Lừ (SN 1959) và đối tượng Già Mí Lùng có ăn cơm uống rượu tại lán bãi khai thác đá. Khoảng19h, 2 người là Ly Mí Sình và Vừ Mí Sính cùng đến lán ăn cơm, uống rượu.

Một lúc sau, ông Thò Mí Lừ ra về, trong lán chỉ còn lại 3 người ngồi ăn cơm. Đến khoảng 23h cùng ngày, người dân ở gần lán nghe tiếng hét thất thanh rồi tắt lịm. Nghĩ không có chuyện gì nên không ai đi kiểm tra. Buổi sáng ngày 24/4, thi thể 2 nạn nhân được người dân phát hiện còn Già Mí Lùng đã bỏ trốn.

Vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Hà Giang xác định Già Mí Lùng là nghi phạm sát hại 2 nạn nhân và tổ chức vây bắt. 

Sau 25 giờ truy tìm, cơ quan điều tra đã bắt được hung thủ khi đang lẩn trốn ở nhà người thân. Tại cơ quan công an, đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ tướng Đức Friedrich Merz.

Thủ tướng Đức hứng chịu cú sốc lớn

GD&TĐ -Cuộc khảo sát mới cho thấy, Thủ tướng Đức Friedrich Merz và nội các của ông phải chịu một thất bại lớn về sự ủng hộ của công chúng trong tháng qua.

Ngày 2/9/1955, Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bài học quý giá 'Uống nước nhớ nguồn'

GD&TĐ - Trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là tinh thần cốt lõi gắn kết cộng đồng và hun đúc nên lòng yêu nước, nhân nghĩa của các thế hệ người Việt.