Phân luồng học sinh tại Hà Tĩnh: Địa phương thuê xe ô tô đưa đón học sinh

GD&TĐ - Việc phân luồng học sinh vào lớp 1 tại Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trong thời gian qua khiến nhiều phụ huynh bức xúc do bất hợp lý về quãng đường.

Hàng chục phụ huynh thuộc Tổ 10, thị trấn Cẩm Xuyên đến Trường Tiểu học thị trấn cơ sở 1 để phản đối việc con em họ đến cơ sở 2 học tập.
Hàng chục phụ huynh thuộc Tổ 10, thị trấn Cẩm Xuyên đến Trường Tiểu học thị trấn cơ sở 1 để phản đối việc con em họ đến cơ sở 2 học tập.

Chính quyền sở tại quyết định trích 250 triệu đồng ngân sách thuê xe ô tô đưa đón học sinh nhà ở xa địa điểm trường học.

Trích 250 triệu đồng thuê xe đưa đón HS

Sáng 6/8, trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Như Quỳnh - Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: Địa phương đã thống nhất phương án đưa đón 17 cháu từ tổ 10 (TT Cẩm Xuyên) vào lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên cơ sở 2.

Theo đó, sau khi họp bàn, địa phương đã quyết định phân bổ 250 triệu đồng/năm từ ngân sách để đưa đón học sinh ở xa địa điểm trường trong năm học 2021 - 2022. Trong đó, kinh phí thuê xe đưa đón sẽ do UBND thị trấn hỗ trợ 70%, còn phụ huynh sẽ đóng góp 30%. Số tiền này áp dụng năm đầu tiên và giao lại cho nhà trường quyết định.

Trước đó, trong công tác phân luồng học sinh vào lớp 1, nhằm giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp tại địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên, UBND thị trấn đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo trường lớp. Theo đó, Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên cơ sở 2 được đầu tư sửa sang 8 phòng học (nhà 2 tầng, dãy nhà ngang) và 10 phòng học (nhà 2 tầng dãy nhà dọc); xây mới khu ăn bán trú, cải tạo, mở rộng khuôn viên trường.

Ngoài ra, ngành Giáo dục huyện Cẩm Xuyên cùng nhà trường bố trí các giáo viên dạy giỏi từ cơ sở 1 về cơ sở 2 giảng dạy nhằm thu hút học sinh và giúp phụ huynh yên tâm về chất lượng.

Ông Quỳnh cũng cho biết: Chính quyền sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ huynh để tạo sự đồng thuận, chia sẻ áp lực sĩ số đầu năm học với ngành Giáo dục và địa phương. “Chúng tôi sẽ cắt cử Hội Phụ nữ, giáo viên đến tận nhà phụ huynh giải thích, nói rõ để họ hiểu thêm. Đó cũng là tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên”, ông Quỳnh thông tin.

Hàng chục phụ huynh thuộc Tổ 10, thị trấn Cẩm Xuyên đến Trường Tiểu học thị trấn cơ sở 1 để phản đối việc con em họ đến cơ sở 2 học tập.
Hàng chục phụ huynh thuộc Tổ 10, thị trấn Cẩm Xuyên đến Trường Tiểu học thị trấn cơ sở 1 để phản đối việc con em họ đến cơ sở 2 học tập.

Giải pháp phù hợp

Trước đó, Báo GD&TĐ có bài viết “Phân luồng học sinh tại Hà Tĩnh: Cần hợp lý, hợp tình”. Nội dung bài báo phản ánh hàng chục phụ huynh thuộc Tổ 10, thị trấn Cẩm Xuyên phản đối việc chính quyền sở tại yêu cầu con em họ phải đến cơ sở 2 cách nhà 4 - 4,5 km học tập.

Điều này, theo phụ huynh là không phù hợp, bất tiện do học sinh phải đi học xa nhà, trong khi nhiều tổ dân phố khác gần hơn nhưng không được bố trí.  Nhiều phụ huynh còn đề nghị Trường Tiểu học thị trấn cơ sở 1 nên tăng số lượng học sinh trên lớp hay mở thêm phòng học.

Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Như Quỳnh lý giải: Do các tổ đó bao quanh cơ sở 1 nên việc con em họ về cơ sở 2 là khó thuyết phục, thậm chí họ còn phản đối gay gắt hơn. Ở góc độ tham mưu, Phòng GD&DT huyện Cẩm Xuyên cũng thừa nhận, con em ở Tổ 10 về cơ sở 2 học tập là phù hợp về vị trí địa lý và giao thông. Ngoài ra, việc tăng sĩ số và thêm lớp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh và gây nguy cơ “mất chuẩn” của Trường Tiểu học thị trấn cơ sở 1.

Năm học 2021 - 2022, thị trấn Cẩm Xuyên có 274 trẻ vào lớp 1. Thế nhưng, cơ sở 1 đã có 29 lớp, với gần 1.000 học sinh. Theo chỉ đạo của UBND huyện, chỉ có thể tiếp nhận 130 cháu vào lớp 1 ở cơ sở 1 vì đã hết phòng, cơ sở vật chất không thể đáp ứng được thêm nên buộc phải phân luồng, đưa số còn lại về cơ sở 2, nơi mới có 9 lớp với hơn 260 học sinh các khối.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nga giành lại phần lớn lãnh thổ Ukraine kiểm soát ở Kursk.

Chiến tích lớn ở Kursk

GD&TĐ -Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1/2025 cho biết, quân đội Nga hiện đã giành lại phần lớn lãnh thổ ở Khu vực Kursk mà quân đội Ukraine kiểm soát trước đó.

Ảnh: Quốc Bình

Bánh dợm

GD&TĐ - Khi nhìn tới cái tên lạ lẫm 'bánh dợm', lần đầu được nghe cô bán hàng mô tả 'giống bánh giầy nhưng có thêm nhân', nó liền náo nức chọn.