Phải để học sinh ở lại lớp để củng cố kiến thức

GD&TĐ - Trước thông tin em học sinh Q.V.S - học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Duẩn, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai không thể đọc thông viết thạo đã làm cho dư luận không khỏi bất ngờ. Giáo viên thì giải thích lý do cho học sinh đó lên lớp là vì tình thương, muốn em được hòa nhập... nhưng đó là điều khó có thể được chấp nhận. 

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, nơi em S. từng học 5 năm và được lên lớp dẫu không đọc thông viết thạo được. Ảnh: Người Lao Động.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, nơi em S. từng học 5 năm và được lên lớp dẫu không đọc thông viết thạo được. Ảnh: Người Lao Động.

Đây là trường hợp có thể nói là rất hy hữu trong giáo dục, bởi khi bắt đầu đi học từ mẫu giáo đến hết lớp 1 thì học sinh đã biết đọc, biết viết một cách thành thục và đến các lớp trên thì học sinh đã bắt đầu học các môn khác như Toán, Tiếng Việt, Giáo dục công dân...Trong khi đó, đến lớp 6 nhưng chưa biết đọc thông viết thạo thì thử hỏi học sinh ấy phải tiếp thu kiến thức mới như thế nào? Học sinh đó chắc chắn sẽ tiếp tục trượt dài vì học lực yếu không thể theo kịp bạn bè, do đó việc bỏ học là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Qua sự việc nêu trên cho thấy, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn hiện hữu. Việc đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu để thi đua, nhiều nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cố ý đánh giá học lực học sinh thiếu chính xác, không khách quan, cố tình cho học sinh yếu lên lớp để hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm đã thiếu trách nhiệm trong việc kèm cập, bồi dưỡng cho học sinh. Đáng lẽ ra, khi bước vào lớp 1 nếu phát hiện học sinh chậm tiến bộ, chưa biết đọc, biết viết thì phải báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với phụ huynh để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc để học sinh đó tiến bộ.

Khi được hỏi lý do vì sao học sinh nam đã lên lớp 6 mà chưa biết đọc, biết viết thì giáo viên trả lời là "tạo điều kiện" hay "vì tình thương". Nhưng đó đâu phải là tạo điều kiện, đâu phải là tình thương của giáo viên dành cho học sinh! Đó chính là gián tiếp làm hại học sinh.

Qua sự việc này, giáo viên cần phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc giáo dục học sinh, phải đánh giá học lực thực chất để giúp các em tiến bộ. Đồng thời, sẵn sàng cho học sinh ở lại lớp để hệ thống, củng cố kiến thức trước khi bước lên lớp trên, đừng chạy theo thành tích mà đánh giá sai lệch kết quả học tập của học sinh rồi chuyển trách nhiệm cho giáo viên khác.

Đối với nam học sinh lớp 6 hiện chưa biết đọc thông, viết thạo nêu trên, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng đặc biệt để bổ sung kiến thức, nếu cảm thấy kiến thức chưa đảm bảo thì phải để học sinh đó ở lại lớp. Đó mới là tình thương chân chính của giáo viên dành cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.