Pakistan có thể phải trả Iran 18 tỷ USD tiền phạt?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Iran có thể yêu cầu Pakistan phải trả khoản tiền phạt 18 tỷ USD nếu Islamabad không đạt được tiến bộ trong dự án đường ống khí đốt.

(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)

Dự án đường ống khí đốt giữa 2 nước được Tehran gia hạn thêm 180 ngày đến tháng 9/2024, Pakistan sẽ phải nộp phạt nếu không đạt được tiến độ - tờ The News của Pakistan đưa tin ngày 29/1 khi dẫn lời các quan chức chính phủ.

Các quan chức cho biết, nếu Islamabad không thực hiện nghĩa vụ của mình, Tehran có kế hoạch kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Paris để thu tiền.

Một nhóm chuyên gia kỹ thuật và pháp lý của Iran trước đó dự kiến ​​đến Pakistan ngày 21/1 để đàm phán giải quyết vấn đề đường ống. Tuy nhiên các cuộc đàm phán đã bị hủy do căng thẳng gần đây giữa 2 nước, theo hãng tin trên.

Hiện các chuyên gia Iran dự kiến ​​sẽ đến Islamabad vào tuần thứ 2 của tháng 2.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Iran-Pakistan đã phải đối mặt với tình trạng chậm trễ từ 2014.

Cuối năm 2022, Iran yêu cầu Pakistan xây dựng một phần dự án đường ống dẫn khí đốt Iran-Pakistan trên lãnh thổ của mình trước tháng 2- 3 năm 2024 hoặc sẵn sàng nộp phạt 18 tỷ USD.

Trước đó, tháng 2/2019, Tehran đã gửi thông báo tới Islamabad về việc Pakistan không lắp đặt một phần đường ống đúng thời hạn và đe dọa sẽ đưa ra tòa trọng tài ở Paris và áp dụng các hình phạt trong thỏa thuận mua bán khí đốt được ký năm 2009 trong thời gian 25 năm.

Pakistan cho biết rằng họ không thể thực hiện dự án trên lãnh thổ của mình do các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran.

Thỏa thuận mua bán khí đốt giữa Iran và Pakistan được ký kết theo luật của Pháp và Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Paris được cho là không công nhận các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trong một diễn biến khác, Iran và Pakistan đưa ra cam kết tôn trọng chủ quyền của nhau.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Pakistan Jalil Abbas Jilani, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết các nhà ngoại giao hàng đầu của Iran và Pakistan đã đảm bảo tôn trọng chủ quyền 2 nước.

Theo nhà ngoại giao hàng đầu Iran, những kẻ khủng bố hoạt động ở khu vực biên giới 2 nước “bị kiểm soát bởi các nước thứ 3, những kẻ không mong muốn điều tốt lành cho người dân Iran và Pakistan”.

Ngoại trưởng Iran đến Pakistan ngày 29/1 trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng giữa Tehran và Islamabad gây ra bởi các cuộc tấn công tên lửa vào khu vực biên giới. Ông cũng dự kiến ​​gặp người tạm quyền Thủ tướng Pakistan Anwaar-ul-Haq Kakar.

Lực lượng vũ trang Iran đã thực hiện cuộc tấn công vào 2 trụ sở của nhóm khủng bố Jaish al-Zulm ở Pakistan vào ngày 16/1.

Ngày 18/1, lực lượng vũ trang Pakistan đã tiến hành một chiến dịch chống khủng bố, thực hiện các cuộc tấn công vào nơi ẩn náu của các phần tử cực đoan ở tỉnh Sistan và Baluchestan của Iran.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.
Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.