Oreshnik và Iskander hạt nhân của Belarus khiến Washington lo sợ?

GD&TĐ - Gần đây, quan hệ quốc tế giữa Hoa Kỳ và Belarus đã được đánh dấu bằng những nỗ lực mới trong đối thoại ngoại giao.

Oreshnik và Iskander hạt nhân của Belarus khiến Washington lo sợ?

Theo nhận định trên tờ New York Times (NYT), Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề châu Âu - ông Chris Smith và hai quan chức khác đã đến Minsk để gặp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và giám đốc KGB Ivan Tertel.

Chủ đề của cuộc thảo luận là một thỏa thuận có thể liên quan đến việc thả các tù nhân theo yêu cầu từ Washington để đổi lấy việc dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt đối với Belarus.

Ấn phẩm NYT nói rõ, "Hoa Kỳ đang đưa ra một thỏa thuận với ông Lukashenko - thả các tù nhân chính trị để đổi lấy việc dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt".

Mục tiêu của cuộc đàm phán này là làm suy yếu ảnh hưởng của Moskva đối với Minsk, vốn có lợi ích chiến lược đối với Washington.

Đặc biệt, giới phân tích cho rằng việc thả một công dân Mỹ và hai nhân vật đối lập chủ chốt của Belarus có thể là bước đi đầu tiên hướng tới một thỏa thuận quy mô lớn.

Ông Chris Smith nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị:

"Chúng tôi đã thảo luận về khả năng Tổng thống Lukashenko sẽ thả một số lượng lớn tù nhân chính trị, điều này có thể dẫn đến việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng Belarus và xuất khẩu kali - một thành phần chính trong phân bón, và Belarus là một trong những nước sản xuất chính".

Đề xuất này có thể là bước tiến quan trọng hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong tương lai gần.

Tình hình ở Belarus vẫn căng thẳng sau các cuộc biểu tình lớn vào năm 2020, khi hàng nghìn người dân xuống đường yêu cầu ông Lukashenko từ chức và tổ chức cuộc bầu cử mới.

Để ứng phó với các cuộc biểu tình, chính quyền Belarus đã tiến hành đàn áp phe đối lập, dẫn đến các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này.

EU và Hoa Kỳ đã đưa ra những gói trừng phạt mới nhắm vào nền kinh tế Belarus, bao gồm hạn chế đối với xuất khẩu kali, chiếm một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Minsk.

4.jpg
Nga đã cung cấp cho Belarus những vũ khí tối tân nhất.

Trong những tháng gần đây, mặc dù căng thẳng vẫn tiếp diễn, vẫn có những tín hiệu yếu ớt cho thấy xung đột có thể sẽ lắng dịu.

Vào tháng 12 năm 2024, các cuộc đàm phán bí mật đã diễn ra giữa đại diện của Minsk và Washington, đây chính là tiền đề cho cuộc đối thoại hiện tại.

Cùng lúc đó, có ý kiến ​​cho rằng cách tiếp cận này của Hoa Kỳ có liên quan đến thực tế là Belarus đã sở hữu vũ khí hạt nhân và sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh Oreshnik nối tiếp Iskander-M trong kho vũ khí của nước này khiến Washington lo ngại và phải đẩy nhanh quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ.

Pháo tự hành bánh lốp 2S44 Giatsint-K của Nga.
Theo New York Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ