Tờ Financial Times (FT) lưu ý rằng 3 nguồn tin giấu tên đã cho biết ý định của ông Trump là tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Như tờ FT viết, một động thái như vậy sẽ hỗ trợ các nước phương Tây khác, khi họ đang lo ngại sâu sắc về khả năng hỗ trợ và bảo vệ Ukraine mà không cần sự hỗ trợ từ phía Washington.
Theo các nhà báo, vào đầu tháng 12, một vài quan chức cấp cao của Anh đã tới Washington để tìm hiểu về kế hoạch của ông Trump đối với Ukraine.
Sau chuyến thăm, họ cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và muốn chiến tranh chấm dứt.
Tuy nhiên, đồng thời ông Trump tin rằng việc cung cấp vũ khí cho Kyiv sau lệnh ngừng bắn sẽ đảm bảo "hòa bình thông qua sức mạnh".
Ngoài ra, hai người đối thoại của ấn phẩm FT còn nói rằng ông Trump muốn yêu cầu các nước NATO tăng hơn gấp đôi chi tiêu quốc phòng của họ.
Hiện tại các đồng minh NATO phải chi 2% GDP mỗi năm cho quốc phòng nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ muốn tăng con số này lên 5%. Đáng chú ý là chỉ có 23 trong số 32 thành viên NATO phân bổ 2% GDP cho quốc phòng.
Giới phân tích nhớ lại rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đảm bảo rằng ông muốn kết thúc nhanh chóng cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Đặc biệt, ông hứa sẽ chấm dứt chiến tranh trong 24 giờ đầu tiên làm tổng thống. Theo ông Donald Trump, Nga đã mất 600.000 binh sĩ trong cuộc chiến với Ukraine.
Trong những ngày tới, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố phân bổ gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.
Điều này đã được hãng tin Anh Reuters cho biết sau khi tham khảo các nguồn quen thuộc với vấn đề này.
Gói viện trợ trên sẽ được cung cấp như một phần của Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Chương trình này cho phép mua vũ khí từ ngành công nghiệp thay vì lấy chúng từ kho dự trữ của Quân đội Hoa Kỳ.
Được biết đây sẽ là gói viện trợ cuối cùng từ chính quyền ông Biden theo định dạng USAI, sẽ được thực hiện bằng số tiền dự trữ còn lại để mua vũ khí mới cho Ukraine.