Trước thềm lễ nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump, các nhà phân tích và giới truyền thông tiếp tục thảo luận về những thay đổi có thể xảy ra trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Một kịch bản đang được thảo luận là khả năng Ukraine bị buộc phải ký kết một thỏa thuận hòa bình với Nga mà không có bất kỳ đảm bảo an ninh nào, điều này có thể làm thay đổi đáng kể động lực của cuộc xung đột.
Theo nhận xét từ nhiều chuyên gia, ông Trump nổi tiếng với sự nhạy bén trong kinh doanh và mong muốn tránh xung đột quân sự, có thể đang tập trung hơn bao giờ hết vào các thỏa thuận lớn với Nga và Trung Quốc.
Nếu được thực thi, chiến lược này sẽ nhằm mục đích tăng cường sự thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu, bao gồm gây áp lực lên Mexico và Canada, cũng như kế hoạch giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama và nỗ lực lấy Greenland.
Trong bối cảnh này, Ukraine có thể trở thành đối tượng của một thỏa thuận địa chính trị lớn, đó là ông Trump sẽ buộc Ukraine phải ký một thỏa thuận hòa bình mà không hỗ trợ bằng các đảm bảo an ninh, đi kèm việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và sẽ vui mừng được gặp ông Putin tại bữa tối ở dinh thự Mar-a-Lago
Tuyên bố trên phản ánh quan điểm cho rằng Trump có thể ủng hộ các quyết định thực tế nhưng cứng rắn, gây tổn hại cho những cam kết và liên minh lâu dài.
Ông Trump trước đây đã thể hiện sự hoài nghi đối với các liên minh quốc tế, đặc biệt là NATO, đồng thời chỉ trích chi tiêu của Mỹ cho quốc phòng nhằm bảo vệ đồng minh, thích các thỏa thuận thực dụng với những nước như Nga.
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý đó là đội ngũ của ông Trump cũng gồm nhiều người có quan điểm khó đoán và nền chính trị Mỹ vận hành không phụ thuộc vào ý muốn của một cá nhân, cũng như Ukraine khẳng định không chấp nhận nhượng lãnh thổ, bởi vậy sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ phía trước.