Theo Fox News, nghiên cứu viên Bob Peters về răn đe chiến lược tại Heritage, chỉ ra kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã "giảm đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, ký nhiều thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Liên Xô và Liên bang Nga”.
Ông cho rằng hiện nay có kho vũ khí nhỏ hơn khoảng 85% so với kho vũ khí mà họ đã triển khai vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Trong khi đó, theo lời ông Peter, Trung Quốc đang "chế tạo tên lửa siêu thanh tầm xa có khả năng hạt nhân, có thể kịp thời đưa vũ khí hạt nhân đến lãnh thổ Mỹ mà hầu như không có thông báo".
Heritage Foundation lập luận rằng Washington "có quá ít vũ khí hạt nhân chiến thuật khi so sánh với Trung Quốc". Các nhà phân tích tin rằng Mỹ "phải hiện đại hóa kho vũ khí chiến lược hiện có và thay thế các đầu đạn và tên lửa đã có từ nhiều thập kỷ".
Hầu hết vũ khí hạt nhân của Mỹ đều đã hơn 35 năm tuổi, dự kiến sẽ được cho nghỉ hưu và thay thế vào những năm 1980, ông Peters nhấn mạnh.
Theo các nhà phân tích, Mỹ đã loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật trên bộ và trên biển khỏi Hàn Quốc năm 1991 và cho nghỉ hưu các biến thể hạt nhân của tên lửa hành trình Tomahawk được triển khai trên khắp Thái Bình Dương.
Thượng nghị sĩ Deb Fischer thuộc đảng Cộng hòa của bang Nebraska, tin rằng quyền Mỹ đã đánh giá thấp khả năng tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh vì Bắc Kinh đã tăng gấp 3 kho vũ khí hạt nhân của mình trong 5 năm qua và có kế hoạch tăng từ 500 lên 1.000 đầu đạn năm 2030.
Nghị sĩ Chip Roy, đảng Cộng hòa của Texas, nhận xét Mỹ đã tập trung vào Trung Đông trong nhiều năm, "với cái giá phải trả là kiềm chế các mối đe dọa ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ
Theo Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử, tổng hỏa lực của kho vũ khí hạt nhân Mỹ đạt đỉnh năm 1960 ở mức hơn 20.000 megaton, tương đương với 20 tỷ tấn TNT, hoặc đủ cho 1,36 triệu vụ nổ có kích thước bằng vụ nổ ở Hiroshima.
Lầu Năm Góc có số lượng đầu đạn lớn nhất 31.300 năm 1967. Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đã giảm 30% trong 20 năm tiếp theo sau khi ký một số thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Liên Xô và giảm thêm 75% sau năm 1991.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ sở hữu 1.770 đầu đạn hạt nhân đã triển khai tính đến tháng 1/2023. Các chuyên gia Mỹ cho biết 100 quả bom chiến thuật được triển khai đến các căn cứ quân sự ở Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ 3 hạt nhân của Mỹ gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom chiến lược hạng nặng.
ICBM Minuteman III đã được đưa vào sử dụng từ năm 1970; Máy bay ném bom B-52H Stratofortress và B-2 Spirit được đưa vào sử dụng lần lượt năm 1955 và 1997; Tàu ngầm lớp Ohio được trang bị tên lửa UGM-133 Trident II được đưa vào sử dụng năm 1990.