Ông Sự trồng bí thoát nghèo...

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Từ bãi bồi không giá trị, ông Đỗ Quang Sự ở huyện Mường Ảng (Điện Biên) mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bí xanh và kiếm bạc tỷ mỗi năm.

Ông Đỗ Quang Sự đang chăm sóc vườn bí.
Ông Đỗ Quang Sự đang chăm sóc vườn bí.

Thu bạc tỷ...

Phát huy phẩm chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó, CCB Đỗ Quang Sự (sinh năm 1964) ở bản Quyết Tiến, xã Búng Lao là một trong những tấm gương điển hình.

Ông Đỗ Quang Sự cho biết: Năm 1986, ông tham gia quân ngũ, đóng quân ở Đồn biên phòng 433 tiểu khu Điện Biên, đến năm 1989, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên ông xin xuất ngũ.

Khi mới trở về địa phương, gia đình ông có 3ha đất bãi bồi để cấy lúa và trồng hoa màu. Tuy vậy kinh tế gia đình ông vẫn gặp không ít khó khăn do không có kinh nghiệm trong sản xuất.

Với phẩm chất người lính bộ đội Cụ Hồ, không cam chịu đói nghèo, mong muốn làm kinh tế đạt hiệu quả cao, ông đã đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Đồng thời tự nghiên cứu, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới. Ông mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho phù hợp với đồng đất để đạt năng suất, hiệu quả cao.

Ông Sự chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc bí với hội viên Cựu chiến binh xã Búng Lao.

Ông Sự chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc bí với hội viên Cựu chiến binh xã Búng Lao.

Và rồi ông đã thành công với mô hình trồng mía, rau màu, đào ao thả cá và chăn nuôi gia súc. Mỗi năm mô hình của ông cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Song kết quả này vẫn chưa phải là cái đích, mà người cựu chiến binh già muốn dừng lại.

Với vốn kiến thức sản xuất nông nghiệp tích lũy nhiều năm, cùng tư duy nhạy bén, năm 2021 CCB Đỗ Quang Sự mạnh dạn chuyển đổi 2/3 diện tích đất của gia đình sang trồng bí xanh leo giàn. Đây là giống bí không kén đất. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ chưa đầy 2 tháng, có thể bảo quản trong thời gian 30 ngày mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Mỗi năm trồng 2 vụ bí, gia đình CCB Đỗ Quang Sự thu hơn 70 tấn quả/ vụ. Với năng suất tốt, đầu ra và giá thành ổn định, từ trồng bí xanh leo giàn, gia đình CCB Đỗ Quang Sự thu về gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Không những thế, mô hình kinh tế của gia đình ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó là khoảng 300 công lao động thời vụ mỗi năm. Cuộc sống của gia đình CCB Đỗ Quang Sự ngày càng khá giả, nhà cửa được xây dựng khang trang.

Ông Sự chăm sóc vườn bí.

Ông Sự chăm sóc vườn bí.

Không lùi bước...

Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, CCB Đỗ Quang Sự cho biết: “Là người lính bộ đội cụ Hồ, mình không bao giờ lùi bước mà phải tiến lên. Để có thể sản xuất kinh tế đạt hiệu quả, trước hết bản thân cần kiên trì, cần cù, chịu khó”.

Theo ông Sự, để thành công thì người nông dân như ông phải chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trên sách báo, ti vi, bà con hàng xóm. Từ những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được, ông đã lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương. Sau đó mua về và áp dụng vào chính gia đình mình.

“Cần mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đến giờ này tôi cũng đã biết được về bí, giá cả cũng nắm được rồi, tôi đã mua xe tải 8,5 tấn để vận chuyển bí đến tận nơi thu mua. Thực sự là tôi rất mong muốn ngày càng nhiều bà con dân bản mạnh dạn, có những bước đi như tôi”, ông Sự nói thêm.

Ông Lò Văn Thiêm, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Búng Lao, huyện Mường Ảng cho biết: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Đỗ Quang Sự còn là người luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương. Ông có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội, thường xuyên đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm để giúp hội viên vươn lên phát triển kinh tế. Ông Sự rất xứng đáng là tấm gương tiêu biểu để hội viên, bà con học tập và noi theo”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.