Ôn tập môn Sinh học: Phân biệt quá trình nguyên phân

Ôn tập môn Sinh học: Phân biệt quá trình nguyên phân

Đây là một dạng bài tập khó, thường xuất hiện trong đề thi, đòi hỏi HS phải nắm vững lý thuyết về quá trình nguyên phân và giảm phân, đồng thời tập luyện sự quan sát của mình (đối với câu vẽ hình).

Xác định kỹ thông tin

Để làm được dạng bài tập này, bước đầu tiên các em cần làm là xác định thông tin đề cho thuộc kì nào của quá trình phân bào. Để xác định thông tin này, các em lưu ý:

Thứ nhất, quá trình giảm phân 1 là đặc trưng riêng của quá trình giảm phân: Đó là "NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo" là kì giữa 1 (bộ NST là 2n kép), "NST kép phân li về 2 cực của tế bào" là kì sau 1 (2n NST kép). Vì vậy, phân biệt chủ yếu là kì giữa và kì sau của quá trình nguyên phân và giảm phân 2.

Thứ hai, để phân biệt kì giữa và kì sau của nguyên phân và giảm phân, các em có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân

- Nếu hình vẽ có thoi phân bào đính 2 bên của NST > kì giữa, đính 1 bên của NST > kì sau.

- Nếu không nói đến thoi phân bào: NST kép xếp thành 1 hàng hoặc 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo > kì giữa, NST đang phân li về 2 cực của tế bào à kì sau.

Bước 2: Phân biệt kì giữa và kì sau

- Nếu ở kì giữa (đã xác định ở bước 1):

+ Các chiếc NST đều có 2 chiếc giống nhau > kì giữa nguyên phân.

+ Các chiếc NST khác nhau > kì giữa của giảm phân 2.

- Nếu ở kì sau (đã xác định ở bước 1):

+ Ở phân nửa tế bào các chiếc NST đều có 2 chiếc giống nhau > kì sau nguyên phân.

+ Ở phân nửa tế bào có các NST đều khác nhau > kì sau giảm phân 2.

Lưu ý: Nếu có NST khác quy luật trên thì NST đó đã xảy ra rối loạn phân li. Nếu đề cho rối loạn phân li "1 cặp" NST tương đồng trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường thì sẽ tạo được giao tử n+1 và n-1, với n là số NST trong bộ đơn bội của loài.

Một số ví dụ

Ôn tập môn Sinh học: Phân biệt quá trình nguyên phân ảnh 1
Học sinh lớp 12 TPHCM trong giờ ôn tập môn Sinh. Ảnh: Phan Nga

Ví dụ 1: (Đề THPT quốc gia năm 2015). Hình vẽ bên mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.

B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.

C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.

D.Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.

Hướng dẫn:

- Cả 2 tế bào thoi phân bào đính 1 phía của NST > kì sau.

- Ở phân nửa tế bào: Tế bào 1 các chiếc NST (M, n, c, D) đều khác nhau > kì sau 2, tế bào 2 các chiếc NST đều có 2 chiếc giống nhau (A, a; B, b) > kì sau nguyên phân.

> Đáp án D.

Ví dụ 2: Cho hình vẽ quá trình phân bào của một tế bào (Y) ở một cây lưỡng bội X có kiểu gen dị hợp về tất cả cặp gen. Biết rằng cây X khi giảm phân bình thường, xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở các cặp NST sẽ tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Trên NST có trong tế bào Y có các gen tương ứng (kí hiệu là A, B, D, e, M, m, N, n). Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu quá trình phân bào tiếp theo diễn ra bình thường thì tế bào Y sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào mang bộ NST n+1.

II. Tế bào Y đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

III. Quá trình phân bào để tạo ra tế bào Y đã xảy ra sự không phân li ở 2 cặp NST.

IV. Ở kì sau giảm phân 1 của tế bào đã hình thành nên tế bào Y, tế bào này chắc chắn chỉ có 8 NST kép.

A. 0; B. 2; C. 1; D. 3.

Hướng dẫn:

- Đề cho khi giảm phân bình thường, xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở tất cả các cặp NST sẽ tạo ra tối đa 256 loại giao tử >256 = 2(n+m), với n là số NST trong bộ đơn bội, m là số cặp NST có trao đổi chéo tại 1 điểm), theo đề thì n = m > 256 = 22n> 2n = 8 > n = 4.

- Xác định tế bào đã cho thuộc kì phân bào nào. Các em thấy:

+ Thoi phân bào đính 1 phía của NST > kì sau.

+ Ở phân nửa tế bào, có 2 chiếc NST giống nhau (mang gen mN và Mn), nhưng có 2 NST khác nhau là AB và De > kì sau giảm phân 2, 2 chiếc giống nhau ở phân nửa tế bào làdo rối loạn phân li trong giảm phân 1, nếu giảm phân 2 bình thường thì 2 chiếc này (mN và Mn) tạo ra giao tử n + 1 = 4 + 1 = 5. Tuy nhiên, các em thấy trong phân nửa tế bào chỉ có 4 chiếc > còn rối loạn phân li ở 1 cặp NST nữa và 2 chiếc của cặp đó nằm trong tế bào còn lại (các em nhớ là khi kết thúc phân bào 1 tạo được 2 tế bào con).

Từ thông tin trên các em dễ thấy:

Phát biểu 1: Là sai, vì kết thúc quá trình phân bào này (giảm phân 2) thì tế bào Y sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào có 4 NST tức mang bộ NST n.

Phát biểu 2: Sai.

Phát biểu 3: Đúng.

Phát biểu 4: Đúng.

Ví dụ 3:(Đề minh họa thi THPT năm 2020). Hình bên mô tả một giai đoạn của 2 tế bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân. Giả sử tế bào sinh trứng có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường; tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp giữa các loại giao tử của 2 tế bào này có thể có bao nhiêu NST?

A. 4; B. 5; C. 6; D. 8.

Hướng dẫn:

- Cả 2 tế bào đang ở giảm phân 1 àbộ NST là 2n NST kép à 2n = 4.

> Tế bào sinh tinh giảm phân bình thườngà giao tử là n = 2.

>Tế bào sinh trứng có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường > giao tử n + 1 = 3 và giao tử n - 1 = 1.

> Thụ tinh tạo hợp tử là 2 + 3 hoặc 2 + 1.

> Đáp án là B.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.