Olympic Tokyo 2020: Nhật Bản bất ngờ “vượt mặt” Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu bảng tổng sắp

GD&TĐ -Nhật Bản đã “qua mặt” Mỹ và Trung Quốc leo lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương sau ngày thi đấu chính thức thứ tư (27/7) tại Thế vận hội Tokyo 2020.

Tiến Minh đã phải chia tay Olympic Tokyo 2020 ngay vòng bảng môn cầu lông.
Tiến Minh đã phải chia tay Olympic Tokyo 2020 ngay vòng bảng môn cầu lông.

Cụ thể, chủ nhà Olympic 2020 giành tổng cộng 18 huy chương các loại, bao gồm 10 vàng, 3 bạc và 5 đồng.

Đoàn Mỹ dù giành tới 25 huy chương (9 vàng, 8 bạc và 8 đồng) nhưng do kém Nhật Bản 1 huy chương vàng nên tạm xếp thứ 2.

Vị trí thứ 3 thuộc về Đoàn Trung Quốc với 9 vàng, 5 bạc và 7 đồng (tổng cộng 21 huy chương), trong khi Đoàn Nga (trung lập) xếp vị trí 4 với 7 vàng, 7 bạc và 4 đồng.

Bảng tổng sắp huy chương tính đến hết ngày 27/7.
Bảng tổng sắp huy chương tính đến hết ngày 27/7.

Ngày thi đấu chính thức thứ tư (27/7) tiếp tục chứng kiến các vận động viên Việt Nam thi đấu không thành công ở các nội dung: Cử tạ, Bơi lội và Cầu lông.

Tay vợt kỳ cựu Nguyễn Tiến Minh đã phải chia tay Olympic Tokyo 2020 sau 2 trận thua liên tiếp xếp cuối bảng L môn cầu lông.

Kình ngư Huy Hoàng cũng không vượt qua được vòng loại nội dung 800m tự do khi chỉ cán đích với thành tích 7 phút 64,16 giây.

Huy Hoàng không vượt qua được vòng loại nội dung 800m tự do chiều 27/7.
Huy Hoàng không vượt qua được vòng loại nội dung 800m tự do chiều 27/7.

Ở môn cử tạ hạng 59kg nữ của đô cử Hoàng Thi Duyên cũng không thành công khi chỉ đạt tổng cử 208kg, xếp thứ 5 chung cuộc.

Niềm hi vọng mang tên Hoàng Thị Duyên cũng không thành công ở môn cử tạ.
Niềm hi vọng mang tên Hoàng Thị Duyên cũng không thành công ở môn cử tạ.

Như vậy, sau 4 ngày thi đấu chính thức Đoàn thể thao Việt Nam vẫn chưa được hưởng niềm vui tại Thế vận hội Tokyo 2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.