Olympic Tin học quốc tế & Olympic Ngôn ngữ học quốc tế

GD&TĐ - 2 cuộc thi này được gọi theo tiếng Anh cùng chữ viết tắt: 1. Olympic Tin học quốc tế/ International Olympiad in Informatic (IOI); 2. Olympic Ngôn ngữ học quốc tế/ International Linguistics Olympiad (IOL -

Bùi Hồng Đức - 1 trong 2 thí sinh Việt Nam 2 lần liên tiếp đoạt HCV IOI.
Bùi Hồng Đức - 1 trong 2 thí sinh Việt Nam 2 lần liên tiếp đoạt HCV IOI.

Lược sử & quy chế IOI

IOI lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 16 - 19/5/1989 tại thị trấn Pravets, tỉnh Sofia, đất nước Bulgaria, có 46 đoàn tham dự. Từ đó, IOI được tổ chức đều đặn hằng năm. IOI XVI tổ chức từ ngày 11 - 18/9/2004 tại TP Athens, thủ đô của Hy Lạp, thu hút 290 đoàn tranh tài.

Tham dự IOI, mỗi đoàn có 4 thí sinh là học sinh trung học được lựa chọn từ kết quả kỳ thi học sinh giỏi tin học dành cho độ tuổi và trình độ ấy ở từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Với IOI, thí sinh tham dự theo thể thức cá nhân, mỗi người làm việc một mình với máy tính/microcomputer và không nhận bất cứ sự trợ giúp nào trong 2 ngày thi. Mỗi ngày, thí sinh giải quyết 3 bài toán trong 5 tiếng đồng hồ liên tục.

Thông thường, mỗi đề thi IOI buộc thí sinh thảo một chương bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào. Ngay sau đó, chương trình liền được chấm bằng cách cho chạy thử với các bộ dữ liệu / test data , gồm 10 - 20 test được giữ bí mật. Lại còn loại đề khác mà thí sinh được phép biết các bộ dữ liệu vào / input; loại này thì thí sinh khỏi cần thảo chương, mà phải nêu các bộ kết quả / output tương ứng.

Cộng toàn bộ điểm giải quyết 6 bài toán qua 2 ngày thi là tổng điểm từng thí sinh tham dự. Trên cơ sở đó, ban tổ chức mỗi kì IOI trao huy chương vàng (HCV), huy chương bạc (HCB), huy chương đồng (HCĐ). Thí sinh không có HC nhưng giải đạt điểm tối đa 1/6 bài toán thì được trao bằng khen.

Biểu trưng Olympic Ngôn ngữ học quốc tế.
Biểu trưng Olympic Ngôn ngữ học quốc tế.

Việt Nam tham dự IOI

Việt Nam nhập cuộc IOI ngay từ lần đầu tiên đến nay. Năm 1989, IOI I, thí sinh nước ta đoạt HCĐ. IOI II năm 1990 và IOI III năm 1991, thí sinh nước ta đoạt HCĐ cùng HCB. Năm 1992, IOI IV tổ chức ở TP Bonn của CHLB Đức, Nguyễn Tuấn Việt (THPT Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) mang HCV đầu tiên về cho Việt Nam; ngoài ra, nhờ đoạt tổng điểm 200/200, Nguyễn Tuấn Việt vinh dự nhận “tước hiệu” vô địch.

HCV thứ nhì mà Việt Nam đoạt được nhờ công Lê Sĩ Vinh (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Hà Tây) lúc tham gia IOI X tổ chức tại khu tự quản Setúbal của Bồ Đào Nha từ ngày 5 - 12/9/1998.

IOI XI tổ chức từ ngày 9 - 16/10/1999 tại Antalya-Belek, TP du lịch nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kì, Việt Nam có 4 thí sinh tham gia thì Nguyễn Hồng Sơn (THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) đoạt HCB, 3 người kia là Nguyễn Ngọc Huy (THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội), Lê Hồng Việt (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Hà Tây), Nguyễn Trung Hiếu (THPT Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP HCM) cùng đoạt HCV. Báo chí khắp nơi ngợi khen rằng xét tổng điểm toàn đoàn, rõ ràng Việt Nam dẫn đầu trên 67 đoàn tham gia IMO XI, vượt qua những đoàn cực mạnh cỡ Hoa Kỳ và Nga.

Tính đến nay, trong cuộc chơi cấp cao tầm hoàn vũ là IOI, Việt Nam đã ẵm 15 HCV, trong đó có 2 thí sinh (cùng “lò” THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đoạt HCV 2 lần liên tiếp:

1. Nguyễn Ngọc Huy (IMO XI, Thổ Nhĩ Kì, 1999; IMO XII, Trung Quốc, 2000).

2. Bùi Hồng Đức (IMO XXXI, Azerbaijan, 2019; IMO XXXII, Singapore, 2020).

Biểu trưng / logo Olympic Tin học quốc tế.
Biểu trưng / logo Olympic Tin học quốc tế.

Lược sử & quy chế IOL

IOL lần đầu tiên tổ chức vào năm 2003 tại khu nghỉ mát Borovest ở tỉnh Sofia của Bulgaria, gồm 6 đoàn là Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Hà Lan, Nga và chủ nhà.

Đây là cuộc thi hằng năm dành cho học sinh trung học trên toàn cầu giỏi về ngôn ngữ học lí thuyết, ngôn ngữ học toán, ngôn ngữ học ứng dụng.

Cuộc thi này do nhà ngôn ngữ học Nga Alfred Zhurinsky (1938 - 1991)  đề xuất, đã tổ chức thử nghiệm từ năm 1965 tại Matxkva, nên hiệu danh đầu tiên bằng tiếng Nga Международна олимпиада по лингвистика. Tuy nhiên, cuộc thi nằm trong hệ thống Olympic Khoa học Quốc tế thường niên, do đó gọi theo tiếng Anh International Linguistics Olympiad, tắt hóa thành IOL chứ chẳng phải ILO; dẫu ILO cũng là tắt hóa International Labour Organization / Tổ chức Lao động Quốc tế, một cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc.

Tham dự IOL, mỗi đội gồm 4 thí sinh bậc trung học. Mỗi thí sinh tham dự với tư cách cá nhân, rồi thi toàn đoàn nhằm phát huy năng lực đồng đội. Thí sinh được phép trình bày bằng ngôn ngữ mà họ quen dùng. Các đề ra rộng và sâu liên quan ngữ âm học, ngữ nghĩa học, ngữ pháp học… của nhiều ngôn ngữ, tạm nêu 2 kì.

+ IOL I, năm 2003:

* Đề thi cá nhân: Những vấn đề liên quan tiếng Ả Rập Ai Cập, tiếng Basque, tiếng Adyghe và tiếng Pháp.

* Đề thi đồng đội: Những vấn đề liên quan tiếng Tocharian, việc sử dụng các chỉ số phụ làm chỉ số và các động từ biểu diễn.

+ IOL VII, năm 2009, tổ chức tại Đại học Wroctaw ở Ba Lan:

* Đề thi cá nhân: Những vấn đề về số từ trong mấy ngôn ngữ Sulka, Manika, Bamana; vị trí trọng âm trong các ngôn ngữ Ấn - Aryan; tên Myanmar truyền thống và mối quan hệ với ngày sinh.

* Đề thi đồng đội: Những vấn đề về tiếng Việt. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.