Oanh tạc cơ Tu-95 ngày càng trở nên đáng sợ

GD&TĐ - Mặc dù đã rất cao tuổi nhưng oanh tạc cơ Tu-95 vẫn là một trong những phương tiện tác chiến đáng gờm nhất thế giới.

Oanh tạc cơ Tu-95 ngày càng trở nên đáng sợ

Tupolev Tu-95 của Nga (NATO đặt tên Bear - Gấu) là một trong những thiết kế máy bay ném bom lâu đời nhất vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, đồng thời là oanh tạc cơ cánh quạt duy nhất đang hoạt động trên thế giới.

Tuy nhiên Moskva đang nỗ lực hết sức để giữ cho những "chú gấu già" này tiếp tục bay.

Mới đây có thông báo cho biết máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tupolev Tu-95MSM được nâng cấp mạnh mẽ đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm.

“Theo chương trình thử nghiệm, chiếc máy bay ném bom mang tên lửa Tu-95MSM mới nhất đã thực hiện chuyến bay. Trong quá trình kiểm tra, tất cả đánh giá cần thiết đối với hệ thống và thiết bị đều được thực hiện”, văn phòng báo chí của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) thông báo hôm 16/1/2023.

Công việc nâng cấp máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS lên cấp độ Tu-95MSM hiện đang được thực hiện bởi các công ty con của UAC là Tupolev và Beriev.

Nỗ lực hiện đại hóa nhằm cải thiện hiệu suất cũng như độ tin cậy của Bear trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao, văn phòng báo chí của UAC lưu ý.

“Tu-95MSM là nguyên mẫu máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược đồng thời là bản sửa đổi mới của oanh tạc cơ cánh quạt Tu-95MS nhanh nhất thế giới”, báo cáo cho biết thêm.

Nga được cho là sẽ nâng cấp toàn bộ phi đội oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS lên chuẩn Tu-95MSM.

Nga được cho là sẽ nâng cấp toàn bộ phi đội oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS lên chuẩn Tu-95MSM.

Công việc nâng cấp Tu-95MS được cho là bắt đầu vào năm 2018, chiếc phi cơ hiện đại hóa được trang bị radar Novella-NV1.021, hệ thống hiển thị thông tin SOI-021, tổ hợp đối kháng Meteor-NM2 và động cơ turbine cánh quạt Kuznetsov NK-12MPM cải tiến do Tupolev sản xuất.

Chuyến bay đầu tiên của Tu-95MSM đã được thực hiện tại Nhà máy Hàng không Taganrog ở vùng Rostov, Nga vào tháng 8/2020.

Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ có bao nhiêu máy bay ném bom Tu-95MS sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới, nhưng khả năng cao sẽ là toàn bộ phi đội. Do quá trình hiện đại hóa, Tu-95 dự kiến ​​sẽ tiếp tục phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) cho đến năm 2040.

Vào thời điểm Tu-95 ngừng hoạt động, nó có thể đã phục vụ tới 90 năm (thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952 và đưa vào trực chiến năm 1956). Trong Chiến tranh Lạnh, Bear là một trong những thành phần chính thuộc bộ ba hạt nhân của Liên Xô.

Sau khi Liên Xô tan rã, vai trò của Tu-95 phát triển thành cái mà Nga định nghĩa là "máy bay mang tên lửa chiến lược" và nhánh Hàng không Tầm xa của VKS vận hành một phi đội gồm 47 chiếc Tu-95.

Tuy nhiên tháng trước, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ không quân Engels-2 được cho là đã làm hư hại 2 chiếc Tu-95 và không rõ liệu những chiếc máy bay đó đã - hoặc thậm chí có thể - được sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại hay không.

Mặc dù hoạt động từ những năm 1950, Bear chưa từng có kinh nghiệm thực chiến cho đến năm 2015, khi các máy bay ném bom lần đầu tiên được triển khai trong hoạt động quân sự ở Syria.

Moskva được cho là đang bù đắp khoảng thời gian đã mất, khi Tu-95 liên tục được Nga sử dụng để phóng tên lửa hành trình Kh-101 nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, bao gồm sân bay, kho tàng, nhà máy điện...

Các phiên bản hiện tại của Tu-95 có thể mang tổng cộng 8 tên lửa Kh-101 trên những giá treo bên ngoài, mang lại cho chúng sức mạnh đáng sợ hơn nhiều so với khi vừa ra mắt.

Theo 19FortyFive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.