Bùng nổ xung đột khi Transnistria công bố mục tiêu trở thành một phần của Nga?

GD&TĐ - Vùng lãnh thổ ly khai Transnistria của Moldova đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi cho biết muốn sáp nhập vào Nga.

Bùng nổ xung đột khi Transnistria công bố mục tiêu trở thành một phần của Nga?

Vấn đề Transnistria trở nên căng thẳng từ cuối thời kỳ Liên Xô, sau khi liên bang Xô viết tan rã đã dẫn tới việc Moldova giành được độc lập, nhưng đi kèm với cuộc xung đột gây ra nhiều thương vong tại vùng đất này.

Những người gốc Nga tại Transnistria ủng hộ ly khai và tuyên bố thành lập Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian (PMR). Giao tranh giữa Chisinau và Tiraspol bắt đầu từ năm 1992 và chỉ tạm lắng khi Moskva gửi "lính gìn giữ hòa bình" tới, bất chấp việc không được chính quyền Moldova cho phép.

Mặc dù từ ngày 1/8/1992, xung đột cơ bản lắng dịu nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, khi Moldova và Transnistria là hai xã hội độc lập về kinh tế và hệ thống chính trị, hai bên hướng về phương Tây và phương Đông.

Tình hình tại Transnistria hiện được đảm bảo bởi Quân đội Nga. Nhưng vấn đề lớn đối với Moskva là họ không có biên giới chung với Moldova, trong khi vùng đất này bị ngăn cách bởi Ukraine đang xung đột.

Mọi việc trở nên căng thẳng hơn khi Tổng thống Moldova - bà Maia Sandu là người có quan điểm cứng rắn và kiên quyết yêu cầu Quân đội Nga phải rút khỏi Transnistria. Giới phân tích thậm chí còn nhắc đến viễn cảnh xấu, hơn căn cứ vào diễn biến gần đây.

Vùng lãnh thổ ly khai Transnistria của Moldova muốn "sáp nhập vào Nga" như vùng Donbass của Ukraine.

Vùng lãnh thổ ly khai Transnistria của Moldova muốn "sáp nhập vào Nga" như vùng Donbass của Ukraine.

Vào ngày 17 tháng 1, Tổng thống cộng hòa Moldavian Pridnestrovian tự xưng - ông Vadim Krasnoselsky đã phác thảo các bước đi chính để phát triển PMR trong tất cả các lĩnh vực.

Đặc biệt trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu quốc gia không được công nhận đã tuyên bố rằng người dân Pridnestrovian xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đồng thời đề cập đến ba yếu tố cơ bản trong kế hoạch chiến lược 8 năm của đất nước.

Ông Krasnoselsky lưu ý rằng việc củng cố tính độc lập của PMR với trọng tâm là đạt được sự công nhận quốc tế và thực hiện kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2006 là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất.

Cần lưu ý, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý nói trên cho biết 97% người dân bản địa lên tiếng ủng hộ sự độc lập của PMR và hướng tới việc sáp nhập vào Liên bang Nga trong tương lai. Dĩ nhiên chính quyền Moldova coi đây là hành động bất hợp pháp.

Tổng thống Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian tự xưng - ông Vadim Krasnoselsky.
Tổng thống Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian tự xưng - ông Vadim Krasnoselsky.

Theo ông Krasnoselsky, yếu tố tiếp theo của sự phát triển dành cho PMR là tiếp tục hình thành cộng đồng “người Pridnestrovian”, bao gồm đại diện của nhiều quốc tịch, nhóm dân tộc khác nhau và dựa trên việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, các nền văn hóa, truyền thống và phong tục hiện có.

Đồng thời, việc xây dựng nhà nước với nền kinh tế thị trường được gọi là yếu tố cơ bản thứ ba cho sự phát triển của PMR. Hơn nữa, sự ổn định chính trị, tự cung tự cấp về kinh tế và công bằng xã hội là trọng tâm được ưu tiên.

Ông Krasnoselsky cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao PMR duy trì chức năng của nền tảng đàm phán 5+2 (PMR, Moldova, OSCE, Nga và Ukraine + Mỹ và EU). Ngoài ra, ông khẳng định ủng hộ toàn diện cho "sứ mệnh gìn giữ hòa bình" của Nga trong bối cảnh Moldova liên tục yêu cầu rút binh sĩ Nga khỏi lãnh thổ Transnistria.

Giới phân tích đang lo ngại rằng với bước đi mới, Quân đội Moldova cùng với Ukraine có thể phối hợp tiến hành chiến dịch quân sự nhằm chống ly khai, đặc biệt khi họ được phương Tây ủng hộ, còn Nga vẫn đang mắc kẹt tại chiến trường miền Đông Ukraine, không có cơ hội can thiệp vào vùng lãnh thổ ly khai nói trên như thời điểm trước khi diễn ra "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.