Núi lửa Indonesia có dung nham... màu xanh nước biển

Mới đây, một ngọn núi lửa tại Indonesia đã phun trào dung nham màu xanh giống như những luồng điện. Nhiếp ảnh gia Reuben Wu đã chụp được những hình ảnh độc đáo này.

Núi lửa Kawah Ijen có dung nham màu xanh thay vì màu đỏ như ta thường thấy.
Núi lửa Kawah Ijen có dung nham màu xanh thay vì màu đỏ như ta thường thấy.
Đây là kết quả của một hiện tượng hóa học thú vị. Núi lửa ở Trái Đất hay ở các hình tinh trong Hệ Mặt trời đều có nhiều loại. Núi lửa hình khiên như núi Kilauea (Hawaii) phun trào dung nham một cách chậm chạp trong một thời gian dài.

Trong khi đó, những ngọn núi cao như núi Phú Sĩ sẽ yên lặng trong vài trăm năm trước khi phun trào một lần. Các ngọn núi lửa trên mặt trăng Io của sao Mộc có thể phun trào dung nhan cao hơn 500 km. Dung nham của các núi lửa luôn là một màu đỏ rực.

Thế nhưng, quần thể núi lửa Kawah Ijen ở Indonesia lại không giống như thế. Khi phun trào, dung nham của nó có màu xanh óng ánh. Đây là một dãy núi lửa hình nón ở phía Đông đảo Java, miệng núi có đường kính khoảng 22km. Đỉnh Gunung Merapi, có nghĩa là “ngọn núi của lửa”, là đỉnh cao nhất của dãy núi này.

Theo những tấm ảnh mà Reuben Wu chụp lại, khung cảnh dung nham phun trào của Kawah Ijen thực sự có một không hai trên thế giới, cụ thể là vào ban đêm. Dung nham của ngọn núi này thực tế không khác những nơi khác về độ kết dịnh, tốc độ lan tỏa và nhiệt độ cao.

Núi lửa Indonesia có dung nham... màu xanh nước biển ảnh 1
Dung nham ở đây có màu xanh là nhờ lượng lưu huỳnh lớn trong các đá bị đốt cháy.

Tuy nhiên, ở Kawah Ijen, nhiệt lượng tỏa ra từ dung nham đã đốt cháy một chất khác, đó là lưu huỳnh trong các khe núi và từ những hòn đá. 

Do đó, dung nham của nơi này lại mang một màu xanh óng ánh không đâu có được. Không chỉ có vậy, lượng lưu huỳnh lớn khi bốc cháy đã tạo nên những cột lửa cao 5m.

Mặc dù cảnh vật nơi đây rất đặc biệt nhưng khí lưu huỳnh khi cháy rất độc hại nếu có người hít phải. Do đó, người xem cần phải cẩn thận khi đến thăm khu vực này, bởi ngọn núi lửa Kawah Ijen có thể hủy hoại sức khỏe của họ từ xa.

Theo infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hồ Natron là nơi sinh sản thường xuyên duy nhất ở Đông Phi của loài hồng hạc nhỏ đang trong tình trạng bị đe dọa. Ảnh: Patrika.com - Southerntanzaniasafari.com

'Hồ Medusa' biến xác thịt thành đá

GD&TĐ - Từ lâu, các nhà khoa học đã bị thu hút bởi hiện tượng ly kỳ mà rùng rợn này nhưng đến nay, họ vẫn chưa thật sự giải mã hết nó.