Nữ Thạc sĩ 9x thạo 4 ngoại ngữ, lập công ty riêng từ năm 18 tuổi

Thành lập công ty riêng từ năm 18 tuổi, Phạm Thị Lan Anh vừa điều hành 2 công ty, vừa học Thạc sĩ tại Nhật Bản và không ngừng trau dồi ngoại ngữ.

Cô gái tài năng, cá tính Phạm Thị Lan Anh
Cô gái tài năng, cá tính Phạm Thị Lan Anh
Nữ Thạc sĩ 9x thạo 4 ngoại ngữ, lập công ty riêng từ năm 18 tuổi ảnh 1Nữ Thạc sĩ 9x thạo 4 ngoại ngữ, lập công ty riêng từ năm 18 tuổi ảnh 2Nữ Thạc sĩ 9x thạo 4 ngoại ngữ, lập công ty riêng từ năm 18 tuổi ảnh 3Nữ Thạc sĩ 9x thạo 4 ngoại ngữ, lập công ty riêng từ năm 18 tuổi ảnh 4

Thạo 4 ngoại ngữ, vừa học Thạc sĩ vừa điều hành 2 công ty

Phạm Thị Lan Anh sinh năm 1991, hiện đang học thạc sĩ kinh tế và cùng giáo sư kinh tế Nhật Bản nghiên cứu hiệu quả sử dụng quỹ đầu tư ODA đầu tư vào Việt Nam tại trường ĐH Meikai Tokyo (Nhật Bản).

Cô bạn 9x thông thạo 4 ngoại ngữ: Anh, Nhật, Trung và Ý, trong đó tiếng Anh và tiếng Nhật được cô sử dụng hàng ngày.

Lan Anh học tiếng Anh từ bé, còn tiếng Nhật học để phục vụ học tập và giao tiếp ở đất nước mà cô đang sống. Vì nghĩ rằng đi đâu làm kinh doanh cũng có người Trung Quốc giỏi nên Lan Anh đã học thêm tiếng Trung để học hỏi. Riêng tiếng Ý, cô bạn theo học vì nhận được học bổng học tiếng Ý từ một cuộc thi.

Với Lan Anh, ngôn ngữ là một công cụ rất quan trọng nên cô không bỏ bất cứ cơ hội nào để học thêm ngoại ngữ.

Hiện tại, cô đang điều hành 2 công ty. Một công ty về lĩnh vực phát triển tài năng âm nhạc (dạy và kinh doanh đàn piano, violin, guitar…) gồm 8 nhân viên chính thức và nhiều CTV. 

Công ty thứ hai thành lập năm 2013 hoạt động trong lĩnh vực du lịch và xuất nhập khẩu Việt – Nhật, có trụ sở tại Việt Nam và có 10 nhân viên chính thức.

Vừa học, vừa điều hành công ty với khối lượng công việc lớn nhưng nhờ có đầu óc tổ chức tốt, Lan Anh vẫn có thể cân bằng được mọi việc.

“Công ty âm nhạc, em đã làm sẵn giáo trình và đào tạo nhân viên từ trước cứ theo khuôn khổ đó làm và quản lí. Còn công ty du lịch và xuất khẩu thì em mất một tháng để đào tạo nhân viên mới.

Em khá khó tính về tuyển chọn và đào tạo, chỉ những ai chịu được áp lực và vượt qua những tiêu chuẩn em đề ra thì sẽ được chọn vào công ty” - Lan Anh chia sẻ.

Mỗi tháng cô về Việt Nam một hoặc 2 lần để đào tạo và kiểm tra công việc. Nhờ có công nghệ thông tin và Internet, việc quản lý từ xa của Lan Anh không gặp nhiều khó khăn.

Trò chuyện với cô bạn về tài lẻ và năng khiếu cá nhân mới biết rằng Lan Anh hoạt động như một người mẫu catwalk chuyên nghiệp từ năm 2006, sau đó cô tạm ngừng để theo đuổi việc kinh doanh và học tập.

Cô cũng là quản lí của nhiều người mẫu, nhạc công, ca sĩ, diễn viên trên những sân khấu lớn từ năm 2009 đến 2013. Bên cạnh đó, cô còn gặt hái được một số giải thưởng trình diễn piano.

Tự lập đầy bản lĩnh

Lan Anh thành lập công ty đầu tiên từ năm 18 tuổi, không có sự hỗ trợ về kinh tế bởi gia đình cô khi đó gặp khá nhiều khó khăn.

“Sau khi tốt nghiệp, em đi làm thêm mà cảm thấy mình bị coi thường nên quyết tâm đi làm người mẫu và bầu sô sự kiện rồi tích lũy tiền mở công ty riêng, một phần cũng là vì quá yêu thích nghệ thuật muốn đi sâu vào nghệ thuật.

Còn công ty xuất nhập khẩu là do em nhận thấy nhu cầu thị trường và khả năng của bản thân nên liều thử sức và may mắn thành công” - Lan Anh cho biết.

Khó khăn lớn nhất của Lan Anh là vừa đi học vừa đi làm, đã có khoảng thời gian cô stress vì ngoài đi làm đi học không có thời gian nghỉ ngơi. 

Một ngày chỉ được ngủ 4-5 tiếng. Khối lượng công việc và trách nhiệm với gia đình đè nặng lên vai cô gái 24 tuổi khiến Lan Anh đã từng có những đợt trầm cảm tồi tệ. Thậm chí đã có lúc cô đã có ý định buông bỏ tất cả.

Bản thân Lan Anh cũng tự tạo áp lực cho mình khi cô luôn yêu cầu khắt khe ở bản thân. Cô tự đặt cho mình mốc thời gian ra trường sớm hơn 1 năm khi học đại học để tiếp tục các dự định khác.

Bố đau ốm, mẹ không có khả năng lo cho kinh tế gia đình đã khiến Lan Anh phải đứng ra nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình.

“Gia đình luôn ở phía sau động viên em. Nhiều khi bố mẹ em cũng bảo em từ bỏ để có cuộc sống êm ả, lấy chồng nhưng nếu vậy thì cuộc sống không còn ý nghĩa với em, ước mơ cũng không thực hiện được” - Cô bạn bộc bạch.

Nếu được chọn giữa nghệ thuật và kinh doanh, Lan Anh là cô gái sẽ chọn theo đuổi cả hai thứ cùng lúc. Cô cho biết, để thỏa đam mê, cô đã thi và đỗ trường nghệ thuật Shobi Tokyo năm và dự định năm sau sẽ vào học.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.