Nữ sinh Ninh Bình vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20

Giành chiến thắng với 175 điểm ở cuộc thi quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm về với tỉnh Ninh Bình.

Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, tỉnh Ninh Bình)
Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, tỉnh Ninh Bình)

Thu Hằng là cô gái duy nhất góp mặt tại cuộc thi quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20. Thu Hằng hiện cũng là thí sinh nữ sở hữu số điểm cao nhất trong lịch sử Đường lên đỉnh Olympia với 350 điểm giành được tại cuộc thi tuần trước đó. Đây là số điểm cao nhất mà một thí sinh nữ tham dự cuộc thi giành được từ trước đến nay.

Bước vào cuộc thi quý, Hằng chia sẻ thay đổi lớn nhất của em là sau khi trận thi tuần được phát sóng, kênh Youtube của em đã có lượng đăng ký nhận thông tin theo dõi tăng một cách đột biến. “Chỉ sau một giờ trận tuần được phát sóng thì kênh của em đã tăng hơn 300 lượt theo dõi”.

Tuy nhiên, ở cuộc thi quý mọi thứ không hề dễ dàng.

Ở phần thi Khởi động, Thu Hằng chỉ giành được 50 điểm và chia sẻ bản thân khá tiếc nuối bởi nhiều câu hỏi do em đọc quá vội dẫn đến có những câu trả lời sai đáng tiếc. Do đó kết thúc phần thi này em chỉ xếp vị trí thứ 2 sau bạn chơi Minh Triết.

Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Thu Hằng giành thêm được 30 điểm nâng số điểm có được lên thành 80 nhưng vẫn tiếp tục xếp sau bạn chơi Minh Triết dù chỉ 10 điểm.

Ở phần thi Tăng tốc, Thu Hằng chỉ trả lời được 2 trên 4 câu hỏi và rơi vào tình thế khó khăn hơn khi lúc này tổng điểm 130 có được khiến em bị đẩy xuống vị trí thứ ba, xếp sau bạn chơi Minh Triết (190 điểm) và Xuân Huy (150 điểm).

Chính vì khoảng cách điểm số khá lớn nên sau phần thi này, Thu Hằng chia sẻ em cảm thấy khá lo lắng cho phần thi Về đích bởi đây là cuộc thi quý nên mức độ khó của các câu hỏi sẽ cao hơn. Do đó, em tự nhủ phải cố gắng hết sức mới có thể giành được cầu truyền hình về tỉnh Ninh Bình.

Nữ sinh Ninh Bình vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20
Và nỗ lực đó đã được Thu Hằng hiện thực hóa bằng phần thi Về đích xuất sắc của mình. Ở lượt thi của bạn chơi Minh Triết, Thu Hằng đã giành quyền trả lời câu hỏi thứ 2 để có thêm 20 điểm, nâng mức điểm lên thành 150 điểm, đồng thời khiến Minh Triết chỉ còn 170 điểm. Trước khi bước vào phần chơi của mình, Thu Hằng kém 2 bạn chơi Minh Triết và Xuân Huy cùng 20 điểm.

Ở lượt thi của mình, em trả lời đúng được 2 trên 3 câu hỏi trong gói (10, 10, 20) và giành thêm được 20 điểm qua đó san bằng cách biệt với các bạn chơi khi cả 3 cùng có 170 điểm.

Tuy nhiên, ở lượt thi của bạn chơi Toàn Thắng, Thu Hằng đã thể hiện sự xuất sắc khi giành phần trả lời với đáp án chính xác và được thêm 20 điểm. Sau đó, dù trả lời sai câu hỏi thứ 2 mà mình giành quyền trả lời và bị trừ 15 điểm, Hằng vẫn có tổng điểm cuối cùng là 175. Số điểm này là đủ để Thu Hằng vượt qua các bạn chơi còn lại và giành vòng nguyệt quế cũng như cầu truyền hình chung kết năm về tỉnh Ninh Bình.

Nữ sinh Ninh Bình vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20
Nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng mang cầu truyền hình chung kết năm Olympia năm thứ 20 về Ninh Bình

Như vậy, với kết quả này, sau 8 năm đã có một thí sinh nữ lọt vào trận chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia.

Xếp sau Thu Hằng lần lượt là Nguyễn Xuân Huy (Trường THPT Thăng Long, Hà Nội) và Trần Minh Triết (Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) với cùng 170 điểm; Bùi Toàn Thắng (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) với 80 điểm.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.