Nữ hoàng bộ lạc đầu tiên ở Nam Phi

GD&TĐ - Tròn 3 tháng tuổi thì mẹ của Masalanabo Modjadji qua đời. Trước khi băng hà, mẹ của Modjadji đang là nữ hoàng của Balobedu, một bộ lạc thuộc tỉnh Limpopo (miền Bắc quốc gia Nam Phi) là một nền quân chủ duy nhất tại Nam Phi. 

Makobo Modjadi trong lễ tấn phong “Vũ Hậu” năm 2003, lúc 25 tuổi. Ảnh: Mike Hutchings /Reuters
Makobo Modjadi trong lễ tấn phong “Vũ Hậu” năm 2003, lúc 25 tuổi. Ảnh: Mike Hutchings /Reuters

Hiện tại, tiểu công chúa Modjadji tròn 13 tuổi và đang sinh sống ở một nơi nằm gần Johannesburg. Tuy nhiên, khi công chúa Modjadji tròn 18 tuổi, cô sẽ chính thức được đăng quang ngôi báu trở thành Nữ hoàng Modjadji VII hay còn gọi là “Vũ Hậu”.

Cái tên “Vũ Hậu” xuất phát từ niềm tin rằng khi một vị quân vương lên ngôi thì họ sẽ đồng thời mang mưa tới tưới tắm cho lãnh thổ khô hạn của mình. Sự đăng quang của công chúa Modjadji sẽ khác biệt với 3 bậc trưởng bối từ trước đó, những vị nữ vương này vốn sống trong chế độ diệt chủng Apartheid và họ bị “giáng cấp” xuống làm thủ lĩnh vào năm 1972. Hai năm trước, cựu Tổng thống Nam Phi-Jacob Zuma đã thay đổi tình hình đó, và biến Balobedu với một nhóm các bộ lạc được chính thức công nhận là một nhà nước riêng ngay trong lòng Nam Phi.

Lãnh thổ tự trị trong lòng Nam Phi

Khi Modjadji đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) tiểu công chúa sẽ trở thành vua, có quyền cai trị thần dân ngang hàng với các vị vua quyền lực như Zulu và Xhosa. Mặc dù 2 vị vua nam giới này cai quản những vương quốc lớn hơn, nhưng nếu làm vua thì Modjadji sẽ có tầm ảnh hưởng ở hơn 100 ngôi làng thuộc vương quốc của mình, cũng như nhận chế độ chăm sóc y tế miễn phí của chính phủ Nam Phi. Vào tháng 4/2018, cựu Tổng thống Nam Phi-Jacob Zuma cùng người kế nhiệm ông là tân Tổng thống Nam Phi-Cyril Ramaphosa sẽ ngược lên miền Bắc để tham dự lễ khôi phục vương quyền của Modjadji. Họ sẽ ngồi ở 2 bên ghế của nhiếp chính vương – người thay thế cho cố nữ vương (mẹ của Modjadji) và đang chờ ngày Modjadji được chính thức đăng cơ ngai báu.

Sehlakong, thủ đô hành chính và cũng là ngôi làng lớn nhất của lãnh thổ tự trị Balobedu thuộc quyền cai trị của Modjadji, nơi này nằm cheo leo trên sườn núi xoay về hướng Bắc của Khu dự trữ thiên nhiên Modjadji, cánh rừng miền sơn cước này nổi tiếng với quần thể rừng cây Thiên Tuế quý hiếm được quốc tế công nhận. Những cội cây thiên tuế lão thụ, vạm vỡ, mà từ đó mọc lên vô số cây con, tất cả đã làm nên xương sống của khu dự trữ thiên nhiên.

Một thung lũng với nhiều nếp nhà “mọc” từ phía Nam ngọn núi; trong khi ở phía Đông, rặng núi như xếp chồng lên nhau hòa vào trong màn xanh ngăn ngắt. Khu vực này trải dài xuyên qua Vườn quốc gia Kruger và quốc gia Mozambique ở hướng Đông, và chỉ ló ra vào mùa Đông khô hạn, và những vụ cháy rừng gần đây đã thiêu rụi nhiều trảng cây bụi. Dân địa phương nói rằng nhiều máy bay quân sự mang theo các bể nước tới để dập tắt vụ hỏa hoạn.

Hoàng gia Modjadji ở Limpopo. Ảnh: South African Tourism
  • Hoàng gia Modjadji ở Limpopo. Ảnh: South African Tourism

“Vũ Hậu” thần bí

Tại một nơi vốn nổi tiếng khô hạn, thế nên mưa được xem là một thứ quyền lực trung tâm trong chế độ cai trị của Modjadji. Một câu chuyện xa xưa kể lại rằng người bộ lạc Balobedu đã sinh sống ở khu vực này từ cách đây 400 năm, sau khi họ di cư từ nơi mà ngày nay là nhà nước Zimbabwe. Bộ lạc này từng do đàn ông nắm quyền cai trị, và những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực đã diễn khốc liệt và tàn sát thân thuộc.

Vị vua Balobedu cuối cùng đã trao vương vị cho con gái mình để bắt đầu một chế độ mới do các nữ vương cai trị. Vào những năm sau khi hình thành triều đại của Modjadji I (khoảng năm 1800), Balobedu từng là một bộ lạc nhỏ và khá hiền hòa. Thiếu quyền lực quân sự, thay vì lệ thuộc vào chính trị thì triều đình của Modjadji I đã sử dụng đến yếu tố thần bí.

“Trên khắp miền Nam Phi châu, tù trưởng các bộ lạc được cho là có quyền năng “hô phong hoán vũ”. Quyền lực của tù trưởng và sức mạnh tạo mưa là 2 việc tách biệt. Nhưng ở Modjadji, 2 việc này nhập lại làm một”, dẫn lời giải thích của ông Isak Niehaus, một nhà Nhân chủng học xã hội từ Mũi Tây, người hiện đang giảng dạy ở Đại học Brunel (London).

Theo truyền thống của lãnh thổ bộ lạc Balobedu thì mỗi người giữ vương vị sẽ phải tự vẫn bằng thuốc độc vào cuối thời kỳ trị vì của mình, nhưng bản thân “Vũ Hậu” đã biến mình thành bất tử. Điều đặc biệt là “Vũ Hậu” không bao giờ lộ mặt thật trước thần dân của mình và bí mật này đã dấy lên nhiều suy đoán của các nhà thuộc địa Âu châu khi họ đến Nam Phi.

Ít nhất một hồ sơ lịch sử từng ghi lại rằng “Vũ Hậu” ban đầu có thể là người có làn da sáng. Moshakge Molokwane, thư ký hội đồng hoàng gia và là anh em bà con của công chúa Masalanabo Modjadji giải thích: “Có một số thách thức đối với dân chúng khi họ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Dân chúng tôi sợ rằng nếu chúng tôi để nữ hoàng lộ diện trước mặt họ thì sẽ có một số người giết hại ngài, trong quá khứ vua Makgoba xứ lân bang cũng bị chém đầu khi tiếp xúc thần dân của mình. Vì vậy chúng tôi thường để một bà già và nói với thần dân rằng đó là nữ hoàng”.

Phục hồi ngai vàng

Bộ lạc Balobedu đã đi đầu trong việc chống lại thế lực ngoại xâm nhưng sức chiến đấu của họ nhanh chóng bị dập tắt bởi người da trắng. Nữ vương Modjadji II đã chọn cái chết theo lối truyền thống, bà là vị nữ hoàng cuối cùng đã chọn cách chết như thế. Quyền lực chính trị của triều đình Modjadji lại tiếp tục đi với cơn mưa do các nữ vương đảm trách, mưa tưới tắm đất đai trong vương quốc ngay cả khi lãnh thổ tự trị bị xâu xé bởi ngoại bang, đất đai lần lượt rơi vào tay các bộ lạc khác, lấn vào các cánh rừng và đồng ruộng của họ.

Mặc dù, bộ lạc Balobedu có sự đa dạng sắc tộc, nhưng các thế lực định cư mới (từ năm 1948) dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid đã đưa người Balobedu vào các khu vực tự quản đồng nhất. Năm 1972, người Balobedu bị dồn đến “quê nhà” Lebowa, và nữ vương Modjadji IV chính thức bị truất vương vị xuống thành thủ lĩnh bộ lạc. Sau khi chế độ Apartheid sụp đổ vào thập niên 1990, Đại hội quốc gia Phi châu (ANC) đã bầu ông Nelson Mandela lên cầm quyền trở thành người đứng đầu nền dân chủ mới.

ANC đã xem các tù trưởng bộ lạc Balobedu cùng di sản “gọi mưa” của họ là một di sản văn hóa hữu hình – theo một báo cáo từ Trung tâm xã hội dân sự thuộc Đại học Kwazulu Natal (Nam Phi). Đích thân Tổng thống Nelson Mandela đã tới gặp gỡ cựu nữ vương Modjadji V cùng các tù trưởng bộ lạc khác. Được trao trả lại vương quyền 2 năm thì đến năm 2005, nữ vương Modjadji VI băng hà, người kế nhiệm ông Mandela là Thabo Mbeki đã gọi nữ vương Modjadji VI là “biểu tượng của niềm hy vọng và thống nhất” theo báo The New York Times. (Các bác sĩ cho hay nữ vương Modjadji VI băng hà do chứng bệnh viêm màng não mãn tính lúc mới 27 tuổi, đây là vị hoàng đế rất được thần dân sùng kính bởi bà nắm giữ trong người nhiều truyền thống tà thuật cổ xưa).

Năm 2004, chính phủ Nam Phi đã cố gắng giải tỏa những tuyên bố gây tranh cãi về thuộc địa và chính sách thời Apartheid, và quyết định trả lại vương quyền cho các tù trưởng bộ lạc. Dù chưa được tấn phong nữ hoàng, nhưng Masalanabo Modjadji đã nhận được khoản tiền tương đương 5 triệu Rand (tiền tệ Nam Phi, tương đương 330.000 USD) 1 năm thông qua kho bạc của nhiếp chính vương và hội đồng hoàng gia cũng như trả tiền học phí cho Masalanabo Modjadji.

Sự phục hồi ngai vàng của “Vũ Hậu” Masalanabo Modjadji có ý nghĩa to lớn đối với bộ lạc Balobedu cả về kinh tế và biểu tượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ