Những đồn thổi kỳ lạ về các nguyên thủ quốc gia

GD&TĐ - Với các báo cáo mới được công bố về vụ ám sát Tổng thống Jonh Frank Kenedy năm 1963, các nhà lý thuyết âm mưu khắp nơi trên thế giới tỏ ra hài lòng vì một trong những thuyết âm mưu mà họ tin vào đã được chứng minh là sự thật. Kenedy không phải là nhà lãnh đạo duy nhất dính dáng đến thuyết âm mưu.

Những đồn thổi kỳ lạ về các nguyên thủ quốc gia

Emmanuel Macron

Emmanuel Macron là Tổng thống trẻ nhất của nước Pháp. Ông được bầu giữ vị trí này trong cuộc bầu cử tháng 5/2017, ở tuổi 39. Quá khứ của ông, với nguồn gốc gia đình gây nhiều tranh cãi, khiến ông không thể tránh được cơn bão của những lời đồn thổi. Lời đồn đại không chỉ dừng lại ở việc cho rằng ông là thành viên hội Tam điểm, mà những người theo thuyết âm mưu còn cho rằng chính Rothchilds đã “cài cắm” để Emmanuel Macron trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Pháp.

Mặc dù gần đây, Macron đã được cảnh báo làm việc chống lại Rothchilds, nhưng ông cũng chấp nhận một vị trí trong tập đoàn ngân hàng của nhân vật này, mặc dù Macron chưa hề có chút kinh nghiệm nào trong lĩnh vực ngân hàng. Sau đó, ông thăng tiến tới vị trí cao cấp với tốc độ ít ai lường được. Mặc dù còn trẻ, ông cũng nhanh chóng trở thành một cộng sự của ngân hàng, khiến nhiều đồng nghiệp sững sờ.

Ngoài việc những đồn thổi rằng Macron được Rothchilds bảo hộ, thì Macron cũng được cho là đã tham gia một cuộc họp Bilderberg năm 2014. Bilderberg là cuộc gặp gỡ thường niên của các nhà lãnh đạo, CEO và các nhân vật quan trọng hàng đầu trên thế giới. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1954, tên hội nghị được đặt theo một khách sạn ở Hà Lan, nơi lần đầu tiên hội nghị diễn ra.

Đây chính là diễn đàn cho các cuộc thảo luận không chính thức về các xu hướng chủ đạo và về vấn đề nổi bật trên thế giới. Hội nghị này được bảo vệ an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, địa điểm cũng được quy định bí mật tuyệt đối, khiến sự kiện này càng được khoác thêm tấm màn bí hiểm. Chính vì thế, việc Macron được cho là đã tham gia Bilderberg càng củng cố hơn thuyết âm mưu bao quanh ông và người thầy của mình.

Nữ hoàng Elizabeth

Thuyết âm mưu không chỉ đưa ra những luận cứ khá khiên cưỡng, thí dụ như cho rằng nữ hoàng Anh có dính líu đến cái chết bị thảm của công nương Diana năm 1997, mà còn nhiều ý tưởng kỳ quặc hơn nhiều. Một trong những ý tưởng đó là việc khẳng định bà không phải là “người trần mắt thịt” mà là một tạo vật bí hiểm từ thế giới bên ngoài tới Trái đất.

Chưa đủ, thuyết âm mưu còn cho rằng nữ hoàng Elizabeth I thật sự đã chết vì bệnh dịch hạch từ khi mới lên 10 và được thay thế bằng một bé trai. Một lý thuyết khác lại gợi ý rằng nữ hoàng đã thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, nhưng sau này bà từ chối không kết hôn vì là người… lưỡng tính.

Thực tế, các nhà khoa học xác định bộ xương của nữ hoàng Elizabeth I có những điểm khác thường so với người chị em của bà là công chúa Bloody Mary. Tuy nhiên, liệu họ có thật là chị em ruột, hay đây là một trong những chứng cứ về thuyết âm mưu lạ lùng và lớn nhất trong lịch sử nước Anh?

Thuyết âm mưu cho rằng, đại dịch năm đó tràn qua nước Anh khiến không chỉ người dân mà cả Hoàng gia lo lắng. 4 trong số 7 người con của vua Henry VIII đã chết từ khi còn ẵm ngửa, cậu con trai Edward 5 tuổi rất ốm yếu, còn Mary thì khó tính, không chịu lập gia đình.

Chỉ có Elizabeth 10 tuổi là niềm hy vọng lớn nhất của nhà vua. Cô bé được gửi về làng Cotswold để tránh dịch. Vì sợ cơn nóng giận của vua mà những người trông nom công chúa đã tìm một cậu bé xinh xắn để cải trang và đưa vào cung. Bằng mọi cách, những người hầu đã thành công trong việc che mắt vị vua già ốm yếu, cậu bé trai được nuôi nấng trong hình hài phụ nữ và trở thành người đàn bà quyền lực nhất nước Anh.

Không chỉ thế, có những người còn tin và lan truyền thuyết cho rằng Elizabeth I đã viết những dòng sonnet nổi tiếng của William Shakespeare. Nếu cứ theo lý thuyết này mà nói, thì rất có thể William Shakespeare lại đích thực là một mệnh phụ phu nhân nào đó chăng?

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ