Nữ giáo viên Việt Nam đầu tiên nhận Giải thưởng 'Tỏa sáng sức mạnh tri thức'

GD&TĐ - Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên là người Việt Nam đầu tiên được nhận nhận Giải thưởng “Tỏa sáng sức mạnh tri thức” trị giá 100.000 USD.

Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên trong một hoạt động giáo dục STEM.
Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên trong một hoạt động giáo dục STEM.

Thúc đẩy và lan tỏa giáo dục STEM

Khi còn là học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), cô Quyên từng đạt Giải Nhì thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học.

Giải thưởng do UNICEF đề cử. Cô Quyên hiện là Trưởng bộ môn Khoa học trường liên cấp Genesis, phụ trách Xưởng sáng tạo xanh (Green Makerspace), Trường liên cấp Genesis. Cô là nhà giáo dục Xanh (Green Educational House).

Cô Quyên đang là học viên cao học Khóa 31, chuyên ngành Di truyền học, Khoa Sinh học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Trước đó, cô cũng là cựu sinh viên lớp A-K58 (khóa 2008-2012) của Khoa Sinh học. Cô tốt nghiệp loại Giỏi và từng là sinh viên tham gia tích cực các hoạt động Đoàn thể, là ủy viên Ban chấp hành Liên chi Đoàn và Ban chấp hành Hội sinh viên Khoa Sinh học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên.
Cô giáo Đào Thị Hồng Quyên.

Cô Quyên cho biết, sau khi nhận giải thưởng POR, cô sẽ thực hiện chương trình kết nối các nhóm thúc đẩy giáo dục STEM và đọc sách ở Việt Nam. Qua đó nhằm phát triển chương trình có tính bền vững, tiếp tục lan tỏa hoạt động sau khi dự án kết thúc.

Cô chia sẻ, kế hoạch hành động trong một năm tới đây sẽ tập trung vào mục tiêu: Phát triển giáo dục STEM dành cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc. Phát triển giáo dục STEM dành cho học sinh khuyết tật sau Covid. Thúc đẩy truyền thông giáo dục STEM.

Các hoạt động này kỳ vọng sẽ được triển khai tới hơn 1.000 giáo viên cùng hơn 10.000 học sinh (trong đó 60% là học sinh nữ) nhằm hỗ trợ tiếp cận và phát triển giáo dục STEM, mang lại hiệu quả tích cực trong học tập và cuộc sống cho các em nhỏ.

Tình yêu với giáo dục

Với cô Quyên, Khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là nơi cô được học, được tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực đam mê. Đồng thời là nơi cho cô một nền tảng kiến để có được công việc của hiện tại. “Chính các thầy cô Khoa Sinh học đã truyền cho tôi tình yêu với nghề giáo và động lực để cống hiến cho hoạt động giáo dục” – cô Quyên bộc bạch.

Cô Quyên nhận bằng tốt nghiệp năm 2012 từ GS.TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Cô Quyên nhận bằng tốt nghiệp năm 2012 từ GS.TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Thông qua các chương trình giáo dục STEM và nâng cao vị thế cho trẻ em gái, Clé de Peau Beauté mong muốn khai phá tiềm năng thực sự của các em và xây dựng thế giới tốt đẹp hơn, ủng hộ giáo dục và hỗ trợ Chương trình Bình đẳng giới.

Cô Quyên thực hiện đề tài nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm sinh học phân tử, khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Cô Quyên thực hiện đề tài nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm sinh học phân tử, khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Theo cô Quyên, Khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề mà thế giới phải đối mặt như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nghèo đói, tăng dân số và mất đa dạng sinh học.

Do đó, giáo dục khoa học tự nhiên và công nghệ nói chung và giáo dục STEM nên được chú ý hơn để bảo đảm cho những công dân tương lai có hành trang cần thiết để giải quyết các vấn đề này.

Cô Quyên nhìn nhận, giáo dục STEM thường được triển khai thuận lợi hơn ở những khu vực thành thị và thường được cho rằng phù hợp cho nam giới. Những cô gái ở các vùng khó khăn không được tiếp cận với giáo dục nên có xu hướng gặp rào cản khi tham gia vào lực lượng lao động.

Cô Quyên trong một khóa tập huấn chuyên sâu về giáo dục Stem.

Cô Quyên trong một khóa tập huấn chuyên sâu về giáo dục Stem.

Được nghiên cứu và học tập tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, được tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực Khoa học sự sống nói chung và giáo dục STEM nói riêng, cô Quyên càng hiểu rõ điều này và khao khát hơn, quyết tâm hơn đưa chương trình giáo dục STEM đến gần với trẻ em gái, phụ nữ bị thiệt thòi ở Việt Nam. Qua đó, để họ cũng có cơ hội phát huy hết tiềm năng của bản thân, tham gia và đóng góp vào những lĩnh vực quan trọng này.

Ngày 8/3/2023, thông qua đề cử trực tiếp từ UNICEF, Clé de Peau Beauté đã công bố người nhận giải thưởng Power of Radiance toàn cầu lần thứ năm là cô Đào Thị Hồng Quyên đến từ Hà Nội (Việt Nam). Cô Quyên đã có những cống hiến hết mình để tiếp thêm sức mạnh cho trẻ em gái và phụ nữ trong cộng đồng thông qua giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.