Nữ cán bộ y tế 9x của đồng bào Bahnar

GD&TĐ - Mới học hết lớp 7 do gia đình nghèo phải nghĩ học, nhưng với quyết tâm, ý chí của tuổi trẻ, cô gái người Bahnar giờ đây đã trở thành nữ cán bộ y tế xuất sắc của địa phương.
Nữ cán bộ y tế 9x của đồng bào Bahnar

Nói về đồng nghiệp của mình, ông Nguyễn Tự Cường - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đăk Sơmei (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) chia sẻ: Người cán bộ y tế ở bản phải có đam mê, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, Ranh đã làm được điều đó. Ranh là cán bộ trẻ nhưng làm việc rất nghiêm túc, xứng đáng là tấm gương cho các cán bộ y tế thôn bản của địa phương noi theo.

Ranh sinh ra trong một gia đình người dân tộc Bahnar có 7 anh chị em vào năm 1996. Cô là con thứ 5. Mới học hết lớp 7 đã phải nghĩ học, nhưng Ranh vẫn ấp ủ ước mơ một ngày nào sẽ được tiếp tục được đến trường. 

Với chủ trương đào tạo các cán bộ y tế để cắm thôn, cắm bản ở các vùng sâu, Ranh được chọn để đi học sau này về phục vụ cho người dân của cô.

Ranh hoàn thành khóa học xuất sắc và trở thành cán bộ y tế tại làng De Sơmei. Về công tác mới được hơn 1 năm nay thế nhưng, bằng sự nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ, Ranh luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ y tế thôn bản, để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số ở làng mình.

Làng De Sơmei là ngôi làng nằm ở vùng xa, khó khăn của xã Đăk Sơmei. Làng có 153 hộ đồng bào dân tộc Bahnar với 909 nhân khẩu. 

Trước kia, khi đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số còn quá khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, bệnh tật thường nhờ thầy cúng đến làm lễ để xua đi cái bệnh. Nhiều người vì tin vào thầy cúng mà phải bỏ mạng.

Với sự nhiệt tình và hăng hái của mình cộng với những kiến thức đã được học, Ranh đã mang chúng truyền đạt lại cho bà con trong làng. Ranh cho biết, mỗi khi trong làng có người bị thương hay ốm đau, Ranh đều có mặt để sơ cứu kịp thời, hướng dẫn người nhà cách chăm sóc và đưa bệnh nhân lên Trạm y tế xã để tiếp tục điều trị.

Người trong làng giờ đã tin Ranh, không tin vào thầy cúng như trước đây. Ranh rất vui khi bà con đã xóa đi được một cái tục lệ xấu khi đau ốm là mời thầy cúng về làm lễ. 

Ranh tâm sự, khó khăn nhất vẫn là vận động người dân sinh đẻ có kế hoạch. Lúc đầu, nhiều người phản ứng rất gay gắt, họ đuổi em ra khỏi nhà, không muốn nói chuyện với em. Nhưng em không nản chí, đợi hôm sau khi họ nguôi giận em lại đến. Sau nhiều lần như vậy, họ cũng hiểu và thực hiện theo.

Nhiều hộ gia đình trong làng nghe theo vận động của Ranh kế hoạch hóa trong sinh đẻ, tập trung phát triển kinh tế. Cái quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ" của dân làng đã dần thay đổi mà thay vào đó tập trung cho con học hành đến nới đến chốn để được như cô Ranh.

Mặc dù, vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nữ cán bộ ý tế 9x của bản vẫn luôn tận tình, tâm huyết và có trách nhiệm với công việc của mình.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.