Nóng trong tuần: Kiểm tra chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các địa phương

GD&TĐ - Các đoàn công tác của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT kiểm tra chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 trên cả nước là hoạt động giáo dục nổi bật tuần qua.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác kiểm tra tại Điểm thi Trường THPT Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác kiểm tra tại Điểm thi Trường THPT Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Đoàn công tác Bộ GD&ĐT kiểm tra chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT

Tuần qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã tới kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hậu Giang (ngày 11/6), Quảng Ngãi (13/6).

Tại Hậu Giang, Bộ trưởng và đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại điểm thi Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh và Trường THPT Tầm Vu, huyện Châu Thành A; làm việc với lãnh đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Hậu Giang về tình hình phát triển sự nghiệp GD-ĐT và công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.

Tại Quảng Ngãi, Bộ trưởng và đoàn công tác kiểm tra điều kiện tổ chức thi tại điểm thi Trường THPT Trần Quốc Tuấn, thành phố Quảng Ngãi. Đây là điểm thi có số lượng thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 lớn nhất của tỉnh với 884 thí sinh và 36 phòng thi. Chiều cùng ngày, đoàn công tác làm việc với lãnh đạo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi về tình hình phát triển GD-ĐT của địa phương và chuẩn bị cho Kỳ thi.

Trong tuần (ngày 12/6), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác Bộ GD&ĐT cũng đã tới thăm Trường ĐH Nam Cần Thơ.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ngoài hoạt động của Bộ trưởng, 4 đoàn kiểm tra của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Ban chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do 4 thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại nhiều địa phương.

Cụ thể, sáng 11/6, Đoàn kiểm tra số 1 do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi làm việc tại TP.Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi làm việc tại TP.Hồ Chí Minh.

Đoàn kiểm tra số 2 do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại TP.Hồ Chí Minh (ngày 10/6); tỉnh Long An (ngày 11/6) và TP Cần Thơ (ngày 12/6).

Tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình chuẩn bị cơ sở vật chất và bố trí nhân lực tại điểm in sao đề thi và một điểm thi tốt nghiệp THPT. Tại Long An, Đoàn đến kiểm tra thực tế tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trung Trực (huyện Bến Lức) và điểm chấm thi tại thành phố Tân An.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị tại Điểm thi Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - đây cũng dự kiến là Điểm chấm thi của tỉnh Quảng Nam.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị tại Điểm thi Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - đây cũng dự kiến là Điểm chấm thi của tỉnh Quảng Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi động viên các em học sinh tại Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên, Yên Bái.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi động viên các em học sinh tại Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên, Yên Bái.

Đoàn kiểm tra số 3 do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm Trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Quảng Nam về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi (ngày 12/6); làm việc về công tác chuẩn bị kỳ thi trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (ngày 13/6).

Đoàn công tác số 4 do Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Yên Bái (ngày 10/6), tại Lào Cai (ngày 11/6).

Tại Yên Bái, Đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên, địa điểm in sao đề thi và điểm chấm thi của tỉnh Yên Bái. Tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác tới kiểm tra tại các điểm thi Trường THPT số 1, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS &THPT Thị xã Sa Pa, địa điểm in sao đề thi, điểm chấm thi tại tỉnh Lào Cai.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trao cờ cho đơn vị đăng cai HKPĐ toàn quốc khu vực V. Ảnh: Thành Thật.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trao cờ cho đơn vị đăng cai HKPĐ toàn quốc khu vực V. Ảnh: Thành Thật.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực III và V

Tuần qua diễn ra khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực III và khu vực V.

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn Quốc lần thứ X năm 2024, khu vực V diễn ra tối 15/6, tại tỉnh Bến Tre. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc dự buổi lễ.

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, khu vực V diễn ra từ ngày 12/6 đến 20/6 với sự tham gia của 1.795 vận động viên đến từ 13 tỉnh, thành thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 11 môn bao gồm: điền kinh, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, đá cầu, thể dục, kéo co và đẩy gậy.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ GD&ĐT vinh dự được Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các Ban, Bộ, ngành triển khai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X.

Bộ GD&ĐT xác định đây là dịp để các thầy cô giáo, các em vận động viên học sinh được giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ tổ chức và đánh giá thực trạng thể thao học đường. Hội khỏe Phù Đổng cũng là cơ hội để lan toả thông điệp đến nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội nhằm chung tay vì sứ mệnh nâng cao thể chất, tầm vóc người Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi trao cờ cho đơn vị đăng cai HKPĐ toàn quốc khu vực III. Ảnh: Công Huy.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi trao cờ cho đơn vị đăng cai HKPĐ toàn quốc khu vực III. Ảnh: Công Huy.

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực III diễn ra tối 12/6, tại tỉnh Quảng Nam.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi - Trưởng Ban Chỉ đạo Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - dự buổi lễ.

Diễn ra từ ngày 9/6 đến ngày 20/6 Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, khu vực III với sự tham gia của 2.135 vận động viên đến từ 12 tỉnh, thành ven biển Miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Quảng Nam.

Các vận động viên tranh tài ở 11 môn thi đấu, bao gồm: kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, điền kinh, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, đá cầu và thể dục Aerobic.

Để Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức thành công và đạt hiệu quả, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị Ban Tổ chức triển khai tổ chức khoa học, an toàn; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các vận động viên, học sinh được thể hiện năng khiếu với tinh thần thể thao đoàn kết, trung thực. Các trọng tài điều hành đúng luật, đúng điều lệ, đảm bảo công bằng, công tâm và chính xác.

Trước đó, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, Khu vực II đã diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên; Hội khỏe Phù đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực I diễn ra ngày 10/5, tại tỉnh Phú Thọ; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực IV diễn ra tại Đắk Lắk.

Nghiên cứu sửa đổi Khung trình độ quốc gia, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Sáng 11/6, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm xin ý kiến về sửa đổi khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Năm 2016, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) được Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định số 1981/QĐ-TTg, 1982/QĐ-TTg). Sau đó, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 và có một số điểm, một số nội dung chưa hoàn toàn nhất quán giữa 2 Quyết định với điều khoản của Luật.

Bên cạnh đó, thực tiễn 8 năm triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia Việt Nam cho thấy có một số điểm còn bất cập liên quan đến liên thông, phân luồng trong giáo dục, đối sánh với khung trình độ của các nước, đặc biệt các tiêu chuẩn do Unesco ban hành; những vướng mắc đặt ra trong công nhận trình độ, công nhận văn bằng, công nhận trình độ để học sinh đi học nước ngoài...

Luật Giáo dục quy định, Thủ tướng ban hành Khung trình độ quốc gia, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, quy định thời gian đào tạo, cũng như khối lượng kiến thức tối thiểu. Theo Thứ trưởng, đây là cơ hội chúng ta rà soát lại, đánh giá từ thực tiễn, từ các văn bản quy phạm pháp luật (nhất là trong quy định của Luật), xem những gì còn bất cập cần sửa đổi cho phù hợp. Đồng thời, việc sửa đổi cũng làm sao bảo đảm tính liên thông trong hệ thống; cũng như tương thích với các chuẩn khu vực và thế giới.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại tọa đàm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại tọa đàm.

Từ những hạn chế, bất cập, Ban soạn thảo đề xuất chỉnh sửa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đảm bảo hội nhập (chuyển cao đẳng về giáo dục đại học), đảm bảo tính liên thông, thống nhất, hỗ trợ phân luồng sau THCS. Tất cả các trình độ ở các bậc/cấp độ của hệ thống giáo dục quốc dân cần được thiết kế gồm 3 tiêu chí: Định hướng của chương trình; mức độ hoàn thành cấp độ; khả năng được chuyển tiếp lên cấp độ cao hơn.

Với khung trình độ quốc gia Việt Nam, Ban soạn thảo đề xuất phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ của hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời, thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo. Làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Cùng với đó, thiết lập mối quan hệ với tham chiếu khung trình độ quốc gia (NQFs) của các nước ASEAN thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.