Theo đại biểu, nâng cao hiệu lực hiệu quả của luật, làm chuyển biến nhận thức của người dân là điều hết sức quan trọng.
Góp ý vào vấn đề cụ thể, đại biểu đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tác hại rượu bia là nội dung cực kỳ quan trọng nhưng dự thảo Luật giải thích đơn giản.
Do đó, cần làm rõ, nhấn sâu theo hướng rượu bia “gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế xã hội và là một trong những nguy cơ hàng đầu gây tàn tật, tử vong của người Việt Nam; đồng thời là nguyên nhân liên quan đến nạn rối loạn tâm thần, người lái xe gây tai nạn giao thông, gây tổn thương cả tinh thần và tính mạng của bản thân và người khác, làm cho bản thân dính vào vòng lao lý…”.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) |
Về biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu bia, đại biểu kiến nghị cần bổ sung quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia. “Giá rượu đắt chắc chắn người dân sẽ giảm uống, tác hại ít nhưng thu nhập doanh nghiệp, ngân sách nhà nước không giảm khi Luật ban hành”, đại biểu nêu ý kiến.
Đại biểu cho rằng, trường hợp người uống rượu bia gây tai nạn và hậu nghiêm trọng nhưng qua điều tra phát hiện nguyên nhân do bị ép uống hoặc chất lượng rượu bia gây ảnh hưởng thì tùy theo mức độ sai phạm để xử lý, xử phạt và truy cứu trách nhiệm.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong phòng chống tác hại của rượu bia là nâng cao được ý thức, đạo đức xã hội. Từ đó có thể xóa bỏ những thói quen xấu khi uống rượu bia như: Ép uống hoặc kích bác khi uống rượu bia...
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) |
Liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng chống tác hại phòng chống rượu bia, đại biểu Nhưỡng đặt vấn đề, cần làm rõ ai là người đào tạo, trường nào đào tạo, giáo trình ra sao? Cần làm giải thích rõ vấn đề này?