Hạn chế rượu bia: Kêu gọi chưa đủ mà cần chế tài mạnh

GD&TĐ - Gần đây những vụ tại nạn giao thông do lái xe ẩu đã liên tiếp xảy ra mang tới sự thương tâm trong nhiều gia đình. Điều đáng nói là những tài xế điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đều có nồng độ cồn cao trong máu.

Cộng đồng mạng đã thay avatar phản đối rượu bia
Cộng đồng mạng đã thay avatar phản đối rượu bia

Để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc, cộng đồng xã hội đã cùng lan tỏa những hành đồng thiết thực với những mong muốn giảm thiểu những vụ tai nạn cho người tham gia giao thông. Nhiều người đã đồng loạt thay đổi avatar Facebook của mình thành những hình ảnh mang thông điệp: Nói không với rượu bia khi lái xe.

Chia sẻ về những tác hại khôn lường của rượu, bia, bà Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Cái gốc của rượu bia là chất cồn có trong sản phẩm đã được giới khoa học xếp vào nhóm chất gây nghiện, sẽ tác động đến hệ thần kinh ngay khi ta uống. Vậy thì khi đã uống vào rồi liệu còn đủ tỉnh táo để suy nghĩ đến trách nhiệm không?...

Bà Trang cũng nhấn mạnh: Để hạn chế hậu quả nghiêm trọng của rượu bia gây ra, dự kiến Chính phủ sẽ trình dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào tháng 5 này. Vấn đề quan trọng là cần sự chung tay của cộng đồng.Trách nhiệm đối với người uống rượu bia là thứ có thể khơi gợi, khích lệ và giáo dục nhưng như thế không thể đủ.

Vấn đề là phải làm cho rượu bia trở nên khó tiếp cận hơn, không sẵn có, tràn lan như hiện nay bằng cách đánh thuế cao để giá cao, hạn chế hoặc cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, hạn chế mật độ điểm bán, giờ bán, điểm uống, giờ uống, lái xe thì không uống và xử phạt nghiêm. Đấy mới là giải pháp gốc dễ để cho con người có thể còn đủ tỉnh táo mà nghĩ đến trách nhiệm sau mỗi cốc bia, chén rượu.

Như vậy không chỉ kêu gọi “Uống rượu bia-không lái xe” ở phía người sử dụng, Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách mạnh để quản lý và hạn chế việc sử dụng rượu bia tràn lan như hiện nay”, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ