Nói thẳng với 6 luật sư của FLC, “chây ì nghĩa là nợ mà không chịu trả“

GD&TĐ - Tại phiên tòa, đại diện Tập đoàn Hòa Bình nói thẳng: "Theo tôi, chây ì có nghĩa là nợ mà không chịu trả và tìm cách thoái thác bằng cách này hay cách khác".

Nói thẳng với 6 luật sư của FLC, “chây ì nghĩa là nợ mà không chịu trả“

Ngày 30/9, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) xét xử vụ kiện giữa Công ty cổ phần tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Trong phần trình bày tại phiên tòa, đại diện Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình) - ông Phạm Văn Anh xác nhận là: Từ năm 2014 đến 2018, Tập đoàn Hòa Bình rất nhiều lần yêu cầu Tập đoàn FLC trả nợ, nhưng không được thanh toán.

Ông Phạm Văn Anh nhấn mạnh: Liên quan đến khoản nợ Công ty Hòa Bình phản ánh đến báo chí có nội dung mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng là 2 khoản nợ phát sinh từ hợp đồng số 18 và 57.

Vào năm 2014, Công ty Hòa Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã ký kết 2 hợp đồng để thi công xây dựng: Hợp đồng số 57/2014 HĐTC/FLC-HBC ngày 15/10/2014 để thực hiện xây dựng hạng mục: Nhà câu lạc bộ (Club House), Trung tâm hội nghị (nhà đa năng) của dự án; sân gold và Khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Sầm Sơn.

Ngay ở phần mở đầu của phiên toà, khi Hội đồng xét xử hỏi thì ông Đặng Nhật Minh (áo xanh) - đại diện của FLC đã vô tư nói rằng: “Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi xác định là không có nợ Công ty Hòa Bình”. Nhưng thực tế thì chính FLC tự công bố khoản nợ 213 tỷ đồng tại báo cáo tài chính qúy IV/2017 và Thư xác nhận công nợ gửi tới Tập đoàn Hòa Bình vào ngày 8/2/2018. Ảnh: Tùng Dương.
Ngay ở phần mở đầu của phiên toà, khi Hội đồng xét xử hỏi thì ông Đặng Nhật Minh (áo xanh) - đại diện của FLC đã vô tư nói rằng: “Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi xác định là không có nợ Công ty Hòa Bình”. Nhưng thực tế thì chính FLC tự công bố khoản nợ 213 tỷ đồng tại báo cáo tài chính qúy IV/2017 và Thư xác nhận công nợ gửi tới Tập đoàn Hòa Bình vào ngày 8/2/2018. Ảnh: Tùng Dương. 

Hợp đồng số 18/2014 HĐTC/FLC-HBC ngày 01/12/2014 để thực hiện hạng mục xây dựng: Khu fusion và khu Alacarte của dự án; Khu đô thị sinh thái FLC Sầm Sơn do tập đoàn FLC làm chủ đầu tư tại Thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Công ty Hòa Bình thực hiện hợp đồng này từ năm 2014 kết thúc cuối năm 2015. Việc thanh quyết toán đã thực hiện giữa năm 2015.

Đến cuối năm 2015, Công ty Hòa Bình đã đệ trình hồ sơ thanh quyết toán cho Tập đoàn FLC.

Sau đó, chính Tập đoàn FLC đã ghi nhận trong báo cáo tài chính của mình, công bố công khai đại chúng vào năm 2016, 2017 tổng số là 213 tỷ đồng chưa trả cho Hòa Bình.

Đến tháng 2/2018, Tập đoàn FLC có gửi cho Công ty Hòa Bình thư xác nhận khoản nợ 213 tỷ đồng và cho đến nay, toàn bộ khoản nợ này cũng chưa được Tập đoàn FLC thanh toán cho Hòa Bình.

Vậy có thể hiểu khoản nợ 213 tỷ đồng của Tập đoàn FLC với Công ty Hòa Bình là do chính Tập đoàn FLC gửi cho Công ty Hòa Bình xin xác nhận khoản nợ đó.

Sau khi đã gửi tới 13 công văn yêu cầu Tập đoàn FLC trả nợ mà phía FLC viện các lý do không thanh toán, Tập đoàn Hòa Bình mới gửi đơn kêu cứu tới báo chí.

Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Tập đoàn FLC công bố tự xác nhận phải trả Tập đoàn Hòa Bình là 213 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Tập đoàn FLC công bố tự xác nhận phải trả Tập đoàn Hòa Bình là 213 tỷ đồng.
Thư xác nhận công nợ phải trả do chính Tập đoàn FLC gửi tới Tập đoàn Hòa Bình đề nghị xác nhận số tiền doanh nghiệp này phải trả là 213 tỷ đồng. Đây là một trong bằng chứng quan trọng được công khai tại phiên tòa, nhưng không được Tòa xem xét đến. Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả cũng đã liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn FLC đề nghị trả lời về phản ánh của Tập đoàn Hòa Bình, nhưng phía Tập đoàn FLC tiếp nhận thông tin và không trả lời.
Thư xác nhận công nợ phải trả do chính Tập đoàn FLC gửi tới Tập đoàn Hòa Bình đề nghị xác nhận số tiền doanh nghiệp này phải trả là 213 tỷ đồng. Đây là một trong bằng chứng quan trọng được công khai tại phiên tòa, nhưng không được Tòa xem xét đến. Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả cũng đã liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn FLC đề nghị trả lời về phản ánh của Tập đoàn Hòa Bình, nhưng phía Tập đoàn FLC tiếp nhận thông tin và không trả lời.

Tại phiên Tòa vào ngày 30/9 khi Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa - ông Nguyễn Văn Lương hỏi phía đại diện Tập đoàn FLC là cho đến tháng 2/2018 FLC nợ Công ty Hòa Bình bao nhiêu?

Đại diện được ủy quyền của Tập đoàn FLC tại Tòa là ông Đặng Nhật Minh nói: “Thưa hội đồng xét xử, chúng tôi xác định là không có nợ Công ty Hòa Bình”.

Sau đó, Tòa hỏi đại diện FLC là tại sao có công văn xác nhận nợ 213 tỷ đồng?

Đại diện FLC cho biết, xác nhận công nợ các bên cung cấp cho tòa được thực hiện theo quy định của kiểm toán, kế toán lập trích một khoản có thể phải trả cho Công ty Hòa Bình để thực hiện việc đó.

Trong 2 công văn mà Tập đoàn Hòa Bình do Tổng giám đốc Lê Viết Hải ký gửi Tập đoàn FLC ngày 2/3/2018; Ngày 21/3/2018, đều có nội dung: Thanh quyết toán các hợp đồng số 18, số 57 và số 15.

Trích nội dung công văn: “Chúng tôi đã gửi rất nhiều công văn về việc đề nghị Quý công ty giải quyết thanh quyết toán các hợp đồng nói trên mà gần đây nhất là công văn số 771 – TCKT/ 17 ký ngày 29/8/2017.

Tuy nhiên, Quý công ty vẫn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ phê duyệt và thanh quyết toán theo quy định của hợp đồng, và cho đến nay vẫn không có bất kỳ phản hồi nào bằng văn bản chính thức cho chúng tôi”…

Trích công văn: “Vì vậy bằng công văn này, một lần nữa chúng tôi yêu cầu Quý công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh quyết toán của chủ đầu tư, và giải quyết thanh toán các hợp đồng với tổng số tiền là: 202.624.437.850 đồng (bằng chữ: Hai trăm lẻ hai tỷ, sáu trăm hai mươi bốn triệu, bốn trăm ba mươi bảy ngàn, tám trăm năm mươi đồng.) trước ngày 31/3/2018, cụ thể:

- Hợp đồng số 57/2014/HĐTC/FLC – HBC với số tiền là 28.436.826.192 đồng;

- Hợp đồng số 18/2014/HĐTC/FLC – HBC với số tiền là 163.589.275.527 đồng;

- Hợp đồng số 15/2014/HĐTC/FLC – HBC với số tiền là 10.598.336.131 đồng.

- Tổng cộng: 202.624.437.850 đồng.

Thẩm phán Tòa án quận Cầu Giấy đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ và thiếu khách quan
Thẩm phán Tòa án quận Cầu Giấy đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ và thiếu khách quan

Đồng thời, căn cứ quy định của các hợp đồng, Quý công ty phải có trách nhiệm thanh toán lãi chậm thanh toán và thiệt hại tài chính mà chúng tôi phải gánh chịu trong suốt thời gian qua với tổng số tiền tạm tính đến ngày 21/3/2018 là 60.048.085.721 đồng (bằng chữ: Sáu mươi tỷ, không trăm bốn mươi tám triệu, không trăm tám mươi lăm nghìn, bảy trăm hai mươi mốt đồng) trước ngày 31/3/2018, bao gồm:

- Lãi chậm thanh toán theo quy định của hợp đồng đã ký: Là 24.365.230.277 đồng (với lãi suất 0,03% ngày theo quy định hợp đồng).

- Thiệt hại tài chính do kéo dài thời gian thanh quyết toán: Là 35.682.855.444 đồng. (với lãi suất 0,03% ngày theo quy định hợp đồng).

Trích công văn: “Tổng cộng số tiền mà Quý công ty phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán cho chúng tôi tính đến ngày 21/3/2018 là: 262.672.523.571 đồng (bằng chữ: Hai trăm sáu mươi hai tỷ, sáu trăm bảy mươi hai triệu, năm trăm hai mươi ba nghìn, năm trăm bảy mươi mốt đồng).

Công văn của Tập đoàn Hòa Bình gửi Tập đoàn FLC với nội dung yêu cầu thanh toán hơn 262 tỷ đồng. Ảnh: Tùng Dương.
Công văn của Tập đoàn Hòa Bình gửi Tập đoàn FLC với nội dung yêu cầu thanh toán hơn 262 tỷ đồng. Ảnh: Tùng Dương.

Kèm theo công văn này còn có:

1. Bảng tính lãi chậm thanh toán và thiệt hại tài chính do kéo dài thời gian thanh quyết toán.

2. Danh sách và bản sao các hồ sơ hợp đồng, thanh quyết toán, văn bản đã phát hành và được gửi đến Quý công ty.

Thật bi hài khi người đại diện của Tập đoàn FLC tại Tòa ngày 30/9 lại nói là FLC hoàn toàn không nợ tiền Công ty Hòa Bình?

Thứ 1: Việc Tập đoàn FLC và Tập đoàn Hòa Bình là đối tác được thể hiện ở hợp đồng số 18 và 57 và thực tế là công trình mà Tập đoàn Hòa Bình đã xây dựng công trình tại tỉnh Thanh Hóa và bàn giao cho FLC là có thật.

Thứ 2: Việc Tập đoàn FLC chưa thanh toán cho Tập đoàn Hòa Bình là có thật theo hợp đồng ký giữa 2 bên và sự khẳng định của ông Phạm Văn Anh, đại diện của Tập đoàn Hòa Bình tại phiên Tòa. Ông Phạm Văn Anh đã trình bày chính xác từng chi tiết về các phần việc và khoản nợ FLC phải trả cho Tập đoàn Hòa Bình.

Thứ 3: Trong báo cáo tài chính Quý IV/2017 do Tập đoàn FLC công bố đã xác định rõ khoản nợ phải trả cho Hòa Bình là 213 tỷ đồng. Tiếp đó, vào ngày 8/2/2018, Tập đoàn FLC gửi Tập đoàn Hòa Bình Thư xác nhận khoản nợ 213 tỷ đồng và phía Hòa Bình cũng đã có trả lời việc xác nhận số nợ trên của Tập đoàn FLC.

Thứ 4: Trong suốt thời gian từ năm 2015 đến 2018 Tập đoàn Hòa Bình đã gửi 13 công văn yêu cầu Tập đoàn FLC thực hiện trách nhiệm trả các khoản nợ.

Tại phiên tòa, đại diện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhiều lần khẳng định đăng tải thông tin hoàn toàn đúng sự thật. Báo không tự nghĩ ra con số 213 tỷ đồng, mà do chính FLC tự xác nhận tại báo cáo tài chính quý IV/2017 cũng như tại Thư xác nhận công nợ với Tập đoàn Hòa Bình vào ngày 8/2/2018.

Luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều tại tòa.
Luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều tại tòa.

Cũng tại phiên tòa này, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều – luật sư bảo vệ quyền lợi cho phía Tập đoàn FLC tại phiên tòa hỏi người làm chứng là đại diện cho Tập đoàn Hòa Bình: "Tôi tiếp tục hỏi đối với đại diện của Hòa Bình là “Chây ì nợ nần theo ông là như thế nào? Không có xác nhận công nợ, chưa chốt được khối lượng công nợ với nhau và số tiền cụ thể thì có được gọi là chây ì không, có được gọi là nợ không?”

Ông Phạm Văn Anh – Đại diện Công ty Hòa Bình trả lời: "Khi chúng tôi tạo ra một sản phẩm, bên đối tác đã sử dụng một sản phẩm mấy năm trời. Từ năm 2015 cho đến ngày hôm nay là hơn 4 năm trời mà còn chưa trả chúng tôi trên 200 tỷ là khoản nợ gốc.

Khoản nợ ấy được chính Tập đoàn FLC đưa vào báo cáo tài chính của mình, công bố công khai vì Tập đoàn FLC là doanh nghiệp niêm yết.

Từ 2016 – 2017 đến đầu năm 2018, phía công ty FLC có gửi cho chúng tôi công văn đề nghị xác nhận khoản nợ của Tập đoàn FLC còn phải trả cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình là 213 tỷ.

Tất cả các công bố về khoản nợ ấy là do chính FLC xác nhận khoản nợ đối với chúng tôi.

Và cho đến ngày hôm nay FLC vẫn chưa trả cho chúng tôi một đồng nào trong khoản nợ mà FLC đã xác nhận cho những công việc mà chúng tôi đã làm từ 2015. Đến ngày hôm nay là hơn 4 năm.

Theo tôi, chây ì có nghĩa là nợ mà không chịu trả và tìm cách thoái thác bằng cách này hay cách khác".

Theo giaoduc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.