Nơi sinh sống của loài cự đà biển cực kỳ quý hiếm đang bị ô nhiễm nhựa

GD&TĐ - Các hạt nhựa lớn, vi nhựa đã và đang xuất hiện trong tất cả các sinh cảnh biển trên Quần đảo Galaparos (Ecuador), bao gồm cả một bãi biển là nơi sinh sống của loài cự đà biển Godzilla cực kỳ quý hiếm.

Rùa biển có nguy cơ nuốt phải các mảnh nhựa lớn xung quanh vùng biển của quần đảo Galaparos.
Rùa biển có nguy cơ nuốt phải các mảnh nhựa lớn xung quanh vùng biển của quần đảo Galaparos.

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Exeter (Anh), vừa được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, cho biết, nhựa còn được tìm thấy khắp các nơi khác nhau như bờ đá nham thạch hay rừng ngập mặn trên đảo hoang sơ.

“Hình ảnh nguyên sơ của Galapagos có thể tạo ấn tượng rằng chúng đã được bảo vệ khỏi ô nhiễm nhựa, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng không phải vậy” - Tiến sĩ Jen Jones, đại diện nhóm tác giả thuộc Đại học Exeter, nói: “Có gần 500 cự đà biển Godzilla cực kỳ quý hiếm tồn tại trên đảo và điều đáng lo ngại là chúng đang sống cùng với mức độ ô nhiễm nhựa đáng báo động”.

Các phát hiện cho thấy, chỉ có 2% các mảnh nhựa lớn hơn 5 mm (macroplastic) được xác định là trôi nổi đến từ các Quần đảo xung quanh. Còn lại, hầu hết chúng được đưa đến quần đảo Galaparos bằng các dòng hải lưu từ nơi khác. 

Ô nhiễm hệ sinh thái biển đảo Galaparos.

Ô nhiễm hệ sinh thái biển đảo Galaparos.

“Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh mức độ ô nhiễm nhựa di chuyển và cách nó gây ô nhiễm cho mọi phần của hệ sinh thái biển, kể cả ở những vùng biển hoang sơ”, Tiến sĩ Jen Jones nói thêm.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện ra lượng vi nhựa khác nhau bên trong các loài động vật không xương sống ở biển, như vẹt đuôi dài và nhím, có thể gây hại cho lưới thức ăn địa phương.

“Những động vật này là một phần quan trọng trong lưới thức ăn, chúng hỗ trợ các loài lớn hơn nổi tiếng quý hiếm sống trên và xung quanh Quần đảo Galapagos”, tiến sĩ Jones lý giải.

Liên quan đến những gì đã xảy ra, nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các động vật có xương sống ở biển có nguy cơ ăn phải các vật dụng bằng nhựa hoặc có khả năng vướng vào những vật dụng lớn hơn mà con người bỏ đi. Các loài động vật có nguy cơ cao nhất là cá mập đầu búa, cá voi, sư tử biển và rùa biển.

Ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, đã tác động lớn tới các hệ sinh thái và động vật biển. Đại dương đang có nhiều hạt cực nhỏ này, chúng có thể vươn xa tới tận các vùng biển băng ở Nam Cực. Điều này nhắc nhở con người phải nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào nhựa, trước khi quá muộn.

“Với mức độ ô nhiễm mà chúng tôi đã tìm thấy ở vị trí xa xôi này, rõ ràng là ô nhiễm nhựa cần phải dừng lại tại nguồn. Bạn không thể khắc phục vấn đề chỉ bằng cách làm sạch các bãi biển”, tiến sĩ Jones kết luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…