Nỗi đau tột cùng của cô gái bị ép lấy chồng từ thuở 15

Rubie Marie sinh ra và lớn lên ở miền nam xứ Wales, Vương quốc Anh và có một tuổi thơ hạnh phúc. Tuy nhiên mọi thứ bất ngờ thay đổi khi Marie đến tuổi dậy thì và bị gia đình ép lấy chồng khi mới 15 tuổi.

Nỗi đau tột cùng của cô gái bị ép lấy chồng từ thuở 15

Bị chồng cưỡng hiếp mỗi ngày

Năm 1998, khi vừa tròn 15 tuổi, Marie được bố mẹ đưa đến Bangladesh với lời hứa hẹn đây là một kỳ nghỉ gia đình.

"Chúng tôi dự định đi nghỉ 6 tuần nhưng sau đó kéo dài tới 2 tháng, 3 tháng rồi đến tận 6 tháng và tôi rất nhớ nhà. Tôi nói với bố rằng, tôi muốn về nhà, muốn trở lại trường học, gặp gỡ bạn bè. Nhưng ông ấy nói rằng, chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền để đến đây nghỉ ngơi...

Thật ra, đó chỉ là cái cớ của ông ấy, điều mà ông ấy đã lên kế hoạch thật sự là một cuộc hôn nhân", Rubie, hiện 35 tuổi kể với BBC về bi kịch bị ép lấy chồng khi mới 15 tuổi.

Cô cho biết, người đàn ông mà cô bị gia đình ép gả có số tuổi lớn gấp 2 lần cô. "Không tuyệt vời sao nếu chúng ta cho Rubie đi lấy chồng?", bố cô nói.

"Tôi đã chạy vào phòng, la hét, đập phá mọi thứ. Tôi không thể hiểu được những gì tôi vừa nghe. Thật khủng khiếp. Tôi đang ở một đất nước xa lạ, không biết phải chạy đi đâu, đến đâu", Rubie chia sẻ.

noi dau tot cung cua co gai bi ep lay chong tu thuo 15 hinh anh 1

Rubie Marie bật khóc khi chia sẻ chuyện bị gia đình ép lấy chồng khi mới 15 tuổi.

Rubie hiện sống ở Midlands cho biết sau khi kết hôn, cô bị chồng cưỡng hiếp gần như mỗi ngày vì chồng cô muốn sớm có con để có một vé xanh tới Anh.

Cuối cùng, Rubie cũng mang thai và trở về xứ Wales để sinh con. Nhưng sau khi em bé được sinh ra, cô đã chiến đấu để được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân mà cô bị ép buộc và giành lại tự do cho chính mình.

"Điều đó đã khiến gia đình tôi xấu hổ. Và tôi đã bị bỏ rơi trong một thời gian rất dài", Rubie, hiện là một đại sứ tuyên truyền cho mọi người về những cuộc hôn nhân bị ép buộc chia sẻ câu chuyện đời mình.

"Bạn phải tự tìm thấy sức mạnh để thay đổi số phận và tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân nếu không, chẳng ai có thể làm điều đó cho bạn", Rubie nhấn mạnh.

Vấn nạn hôn nhân ép buộc ở Anh

Năm 2018, theo BBC, ước tính có 1.196 trường hợp hôn nhân ép buộc được ghi nhận ở Anh. Tuy nhiên, các nhóm chiến dịch cho biết số cuộc hôn nhân ép buộc ở Anh thực tế cao hơn nhiều, với khoảng 8.000 đến 10.000 trường hợp mỗi năm.

Theo luật pháp Anh, hôn nhân ép buộc là vi phạm pháp luật và người vi phạm có thể bị truy tố, phạt 7 năm tù. Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn như một số vùng ở xứ Wales, nơi trẻ em gái nhận được rất ít sự hỗ trợ, những cuộc hôn nhân ép buộc có khả năng "đang diễn ra trong nhiều thế hệ và không ai biết về nó", Samsunear Ali thuộc tổ chức từ thiện Bawso bình luận.

Ngoài ra, cũng có rất ít các vụ kiện liên quan đến hôn nhân ép buộc vì thủ phạm thường là bố mẹ của nạn nhân.

"Bạn che giấu, vì bạn rất sợ hậu quả. Bạn không thể làm điều gì đó khiến gia đình bạn phải vào tù", Mandy Sanghera, một nhà hoạt động nhân quyền chia sẻ với BBC.

Theo Cơ quan về hôn nhân ép buộc (FMU) của Anh, 79% nạn nhân bị ép buộc phải kết hôn là con gái. Trong số đó, 39% dưới 21 tuổi.  

Một số phụ huynh cho rằng, họ đang làm những điều tốt nhất cho con mình khi sắp xếp các cuộc hôn nhân và rằng họ đang giúp con cái bảo đảm một tương lai tốt đẹp.

Tuy nhiên, bà Shaista Gohir, thuộc Mạng lưới phụ nữ Hồi giáo Anh bình luận: "Trên thực tế, họ đang hi sinh hạnh phúc của con cái họ cho những lợi ích của cả gia đình".

Theo Dân việt

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.