Nơi đầu sóng ngọn gió phấp phới lá Quốc kỳ

Những cột cờ vừa được xây dựng trên đảo Lý Sơn đã được một chuyên gia chính trị - quân sự hàng đầu thế giới Carl Thayer ( Học viện Quốc phòng Úc) nhắc đến như một điểm nhấn ý thức của tuổi trẻ Việt Nam với biển đảo.

Lễ khởi công xây dựng cột cờ Tổ quốc trên đảo Thổ Chu
Lễ khởi công xây dựng cột cờ Tổ quốc trên đảo Thổ Chu
Nơi đầu sóng ngọn gió phấp phới lá Quốc kỳ ảnh 1Cờ Tổ Quốc, biển đảo, tự hào, thanh niênCờ Tổ Quốc, biển đảo, tự hào, thanh niênCờ Tổ Quốc, biển đảo, tự hào, thanh niên
 Trong chương trình Tự hào Biển đảo Việt Nam 2013, cột cờ đầu tiên đã được khánh thành, vững chãi, hiên ngang trên đỉnh núi Thới Lới (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). 

Và, trong chuỗi hoạt động sự kiện năm 2014, đảo Thổ Chu là điểm đến tiếp theo và dự kiến trong thời gian ngắn, các cột cờ tại các điểm đảo như Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ sẽ tiếp tục được khởi công và xây dựng từ chính công sức lao động và trí tuệ của sinh viên cả nước.

Một điều đặc biệt là với đặc thù nắng gió của các đảo tiền tiêu, tác động của thời tiết sẽ khiến là cờ phải thay thế thường xuyên. Để khắc phục hoàn cảnh, thể hiện quyết tâm để Quốc kỳ mãi mãi phất phới tung bay trên cột cờ vững chãi, Hội Sinh viên đã có chương trình quyên góp và thường xuyên gửi cờ ra đảo, những lá cờ có được từ sự đồng lòng quyên góp, thậm chí trực tiếp làm bởi lớp lớp sinh viên Việt Nam, thể hiện quyết tâm chính trị, nhiệt huyết và tình cảm nhất với Tổ quốc của của thế hệ trẻ.

Theo anh Nguyễn Minh Triết – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sinh viên Việt Nam, hiện nay vấn đề khẳng định chủ quyền biển đảo rất cấp bách và cần thiết, việc xây dựng cột cờ Tổ quốc là việc làm ý nghĩa và thiết thực mà Hội Sinh viên Việt Nam đang thực hiện. 

Đó không những minh chứng cho thế hệ sinh viên Việt Nam không chỉ biết học, nghiên cứu, sáng tạo mà còn luôn có trái tim, có hành động thiết thực hướng đến biển đảo thiêng liêng. 

Qua đó càng thôi thúc các bạn sinh viên cố gắng học tập, rèn luyện để được cống hiến công sức của mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Khẳng định chủ quyền biển đảo thông qua Pháp luật và Công ước quốc tế

Ngày 15/5, hơn 900 sinh viên ưu tú từ 23 tỉnh thành vượt hàng nghìn cây số tham dự chương trình tại An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) từ ngày 15 - 18/5/2014 đã được học tập, phổ biến về các quy định pháp lý liên quan đến biển và đảo như “Luật Biển Việt Nam”, “Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”, “Bộ quy tắc ứng xử về biển Đông DOC”.

Mục đích của hoạt động này như anh Bùi Quang Huy - Phó chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bày tỏ: "Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn chưa hiểu rõ hành động Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển nước ta sai ở chỗ nào, mức độ nghiêm trọng ra sao".

Vì vậy, anh Huy cho rằng: “Hiện nay Trung ương Hội tại các tỉnh, thành, trường đại học, cao đẳng luôn làm tốt nhiệm vụ định hướng các bạn trẻ theo nguồn tin chính thống nhất. 

Việc các sinh viên thể hiện quan điểm cá nhân về tình yêu nước, chủ quyền biển đảo là điều hoàn toàn đúng đắn và cần được khuyến khích. 

Nhưng để có thể bảo vệ lý lẽ của mình, các bạn phải hiểu biết về pháp lý, lịch sử vấn đề biển đảo. Đây là nội dung hội sinh viên thường xuyên tuyên truyền”.

900 sinh viên này, sau chương trình học sẽ trở thành những tuyên truyền viên đắc lực phổ biến về các quy định pháp lý liên quan đến biển và đảo như “Luật Biển Việt Nam”, “Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”, “Bộ quy tắc ứng xử về biển Đông DOC” cho 2 triệu SV và hàng triệu người dân khác.

Tuổi trẻ tặng cờ Tổ quốc, ngư dân vững tin ra khơi

Cũng trong chuỗi hoạt động chủ đề “Tự hào biển đảo Việt Nam” diễn ra từ ngày 15 – 18/5 tại Huyện đảo Phú Quốc và xã đảo Thổ Châu, 900 con người trẻ tuổi đã trải nghiệm biết bao cảm xúc khi thực hiện hoạt động xếp chữ “Tự hào biển đảo Việt Nam”.

Dòng chữ “Tự hào biển đảo Việt Nam” đỏ sắc màu cờ Tổ quốc, nằm hiên ngang giữa biển trời Phú Quốc như một lời thề quyết giữ yên vùng trời, biển đảo quê hương của những người trẻ. Sau đó, 900 lá cờ đã được trao cho ngư dân, đồng hành cùng họ trong những chuyến đi biển.

“Với những ngư dân, mỗi chuyến ra khơi, mọi rủi ro, bất trắc luôn là sự đối mặt với họ. Vì thế, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc tàu, động viên các ngư dân vững tin, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” - Một bạn sinh viên đã bày tỏ nỗi xúc động khi nói về ý nghĩa của những lá cờ.

Điều đáng nhớ nhất trong tuần lễ tri ân này là các bạn sinh viên đã cùng với người dân ôn lại cho nhau những kỷ niệm về một thời “không thể nào quên”, người đi trước truyền cho người đi sau. 

Những trận chiến bi thương mà hào hùng của lịch sử để lại như một “bài ca không thể quên” về tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nhân dân Việt Nam. 

Một thời kỳ hào hùng khiến người ta nhớ tới lời dặn dò của Bác: “…già, trẻ, gái, trai, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,... “, một thời kỳ “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”.

Nhất là trong giờ phút này, khi những người lính đảo xa và trăm vạn con dân vẫn đang giữ vững đôi chân với một tinh thần thép, quyết giữ đến cùng từng tấc đất, tấc biển của quê hương. 

Những người trẻ tuổi, những người chỉ được nghe kể về một quá khứ hào hùng đầy khói lửa, dữ dội bom đạn của chiến tranh không thể trốn mình trong một chốn an yên và bàn quan với tất cả, không thể quay lưng lại với lịch sử và mối an nguy của Tổ quốc mình.

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ