Nỗ lực vượt khó trong công tác xóa mù chữ ở Sóc Trăng

GD&TĐ - Công tác xóa mù chữ nói chung và xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều khởi sắc.

Cô, trò lớp tiểu học tại tỉnh Sóc Trăng trong giờ học.
Cô, trò lớp tiểu học tại tỉnh Sóc Trăng trong giờ học.

Nhiều giải pháp huy động ra lớp xóa mù chữ

Theo Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ TP Sóc Trăng, thời gian qua, nhất là trong năm 2023, 10 phường luôn chú trọng tuyên truyền, phổ biến quán triệt các văn bản có liên quan đến công tác chỉ đạo về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 10/10 phường đều phân công người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Thành phố có 26/34 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 76,47%; cơ sở vật chất các trường học, đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác này cơ bản đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, công tác huy động các đối tượng diện xóa mù chữ ra lớp, duy trì sĩ số luôn được quan tâm.

Trong năm 2023, toàn thành phố đã mở được 7 lớp xóa mù chữ với 100 học viên; trong đó, học viên dân tộc Khmer là 56 người, chiếm tỷ lệ 56%. Tính đến nay, số người trong độ tuổi từ 15 - 60 biết chữ mức độ 2 là 104.140/104.601, đạt tỷ lệ 99,56%. Số người trong độ tuổi từ 15 - 60 mù chữ là 461/104.601, đạt tỷ lệ 0,44%; TP Sóc Trăng có 10/10 phường đạt chuẩn công tác xóa mù chữ mức độ 2 thời điểm năm 2023.

Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, công tác xóa mù chữ có nhiều sự quan tâm của Ban Chỉ đạo thành phố và 10 phường. Các thầy cô giáo trực tiếp phụ trách công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ rất nỗ lực, vượt khó và có tinh thần trách nhiệm cao. Công tác xóa mù chữ của thành phố đã được thực hiện với kết quả cao; hồ sơ sổ sách về cơ bản đầy đủ, đảm bảo yêu cầu theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hiện hành.

Thời gian tới, thành phố tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền; các trường trên địa bàn cần phát huy tốt hơn nữa vai trò tham mưu cho Ban Chỉ đạo phường nhất là trong công tác huy động học viên ra lớp…

Đối với công tác xóa mù chữ, thực hiện Quyết định số 2911 ngày 14/12/2023 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng về kiểm tra việc thực hiện công tác xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Sở GD&ĐT thành lập 2 đoàn kiểm tra để làm việc trực tiếp với các huyện, thị xã, thành phố, nhằm nắm lại thực trạng công tác xóa mù chữ và đưa ra giải pháp giúp các địa phương, đơn vị làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ tiến tới hoàn thành chỉ tiêu được Bộ GD&ĐT giao cho tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 tiến hành xóa mù chữ cho 10.800 người dân tộc thiểu số.

Học sinh Sóc Trăng trong ngày khai giảng.

Học sinh Sóc Trăng trong ngày khai giảng.

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng

Thực hiện công tác xóa mù chữ, các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm đúng mức đến công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, có xây dựng kế hoạch năm 2023 và huy động hệ thống chính trị cấp cơ sở tham gia tích cực công tác điều tra, tuyên truyền, vận động học viên ra lớp. Lãnh đạo các trường học trên từng địa bàn đều có chỉ đạo mở các lớp phổ cập, xóa mù chữ và duy trì có hiệu quả theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của ngành GD&ĐT.

Đặc biệt, giáo viên phụ trách công tác phổ cập nhiệt tình, phát huy tinh thần vượt khó, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hồ sơ của các phường về cơ bản đầy đủ theo yêu cầu, có mục lục và sắp xếp theo thứ tự. Các phiếu điều tra, sổ đăng bộ, danh sách các loại được ghi chép đầy đủ và được bảo quản cẩn thận…

Năm 2022, công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng; tăng cường chỉ đạo thực hiện việc huy động các đối tượng diện xóa mù chữ ra lớp.

Tỉnh Sóc Trăng có 109/109 xã, phường, thị trấn duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ. Đã tổ chức được 122 lớp xóa mù chữ với 939 học viên. Số người độ tuổi từ 15 - 25 tuổi biết chữ đạt 99,97%; từ 15 - 35 tuổi biết chữ đạt trên 98%, từ 15 - 60 tuổi biết chữ đạt trên 93%. Tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Bên cạnh đó, người dân xác định được lợi ích của việc học tập, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật nên đã tích cực tham gia học tập, đưa con em đến trường và vận động mọi người cùng tham gia học tập. Từ đó, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Tỷ lệ người biết chữ tăng dần, phong trào khuyến học, khuyến tài ngày càng phát triển. Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng có nhiều tiến bộ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.