Xóa mù chữ theo phương châm ‘người biết chữ dạy người chưa biết’

GD&TĐ - Nhiều địa phương có cách làm hay, kinh nghiệm quý trong công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Một lớp học xóa mù chữ do "thầy giáo quân hàm xanh" giảng dạy ở huyện Vĩnh Hưng (Long An).
Một lớp học xóa mù chữ do "thầy giáo quân hàm xanh" giảng dạy ở huyện Vĩnh Hưng (Long An).

Thụ hưởng chính sách ưu đãi

Khi mở lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Chăm, huyện An Phú (An Giang) gặp không ít những khó khăn. Ông La Công Hậu - Chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện An Phú cho hay, người dân gặp rào cản về tuổi tác, tâm lý, việc bị chi phối thời gian…

Nhận thấy những rào cản trên, địa phương đã huy động ban ngành, đoàn thể vận động người chưa biết chữ theo học lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Chăm. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền chính sách giáo dục dành cho con em là người dân tộc Chăm.

Học sinh người dân tộc Chăm được hưởng chính sách ưu đãi như: Bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiếp bước đến trường, được cộng điểm trong các kỳ thi tuyển sinh... Đây là những chính sách nhân văn góp phần vào thực hiện công tác xóa mù chữ trên địa bàn.

Tại xã Châu Phong (Tân Châu, An Giang), việc thực hiện công tác xóa mù chữ mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân đồng bào dân tộc Chăm. Ông Trần Hữu Chí - Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng Xã Châu Phong cho biết, qua công tác này, giúp mọi người dân biết đọc, viết và tính toán. Qua đó, nhằm phục vụ nhu cầu buôn bán và đọc được các khẩu ngữ, biển báo… Đồng thời, họ cũng chính là tấm gương ham học cho con cháu sau này.

Ngoài ra, chính quyền địa phương có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban ngành, đoàn thể dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy trong công tác tuyên truyền, giáo dục tạo nên sự chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân về việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong xã.

Trung tâm học tập cộng đồng đã lập bảng phân công, phân việc cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên tham gia công tác xóa mù chữ tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác này.

Đa dạng hóa các hình thức học tập

Học viên tại Bon Đắk Láp nhận quà của trường TH Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil trong Lễ khai giảng Giai đoạn 2 – Kỳ 4.

Học viên tại Bon Đắk Láp nhận quà của trường TH Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil trong Lễ khai giảng Giai đoạn 2 – Kỳ 4.

Nhờ chất lượng giáo dục luôn được củng cố và nâng cao nên đã góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, ông Dương Thanh Minh - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Hưng (Long An) cho biết.

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của huyện luôn sâu sát từng địa phương; tăng cường theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình và có biện pháp phối hợp kịp thời cùng Ban chỉ đạo cơ sở thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo hướng trọng tâm, trọng điểm.

Sự phối kết hợp giữa nhà trường, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh tại các xã, thị trấn được quan tâm, thu hút tối đa trẻ trong độ tuổi từ mẫu giáo đến THPT trong độ tuổi đến trường đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của 3 Đồn biên phòng đóng trên địa bàn huyện thực hiện mục tiêu củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập.

Thực hiện Đề án xóa mù chữ trên địa bàn huyện, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Long An, hằng năm vào tháng 8, Phòng GD&ĐT Vĩnh Hưng tham mưu Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ huyện, trình UBND huyện tổ chức điều tra, cập nhật đối tượng trong diện từ 0 tuổi trở lên để thống kê tổng hợp theo yêu cầu từ phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đến phổ cập giáo dục trung học và xóa mù chữ.

Phòng GD&ĐT Vĩnh Hưng chỉ đạo chuyên trách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các xã, thị trấn lưu ý phân loại đối tượng theo nhóm cùng trình độ, yêu cầu, đặc điểm sinh hoạt và điều kiện cải thiện đời sống kinh tế gia đình, chuẩn bị danh sách để tham mưu vận động và huy động học viên ra lớp.

Để duy trì các lớp phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ các thành viên trong Ban chỉ đạo địa phương mà nòng cốt là trường học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học và Bộ đội biên phòng phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, thể dục thể thao, tổ chức lồng ghép các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng sống cho học viên.

Qua đây, vừa tạo không khí vui tươi phấn khởi, kết hợp với việc giáo dục và giảng dạy, tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội về vật chất như: quà tặng, cấp học bổng, đồ dùng học tập… để duy trì các lớp phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ… Qua hoạt động này nhằm động viên đối tượng đến lớp thường xuyên và nâng cao chất lượng học tập.

Cũng theo ông Dương Thanh Minh, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xóa mù chữ là, giáo viên và thầy giáo quân hàm xanh linh hoạt trong giảng dạy theo hướng “chơi mà học, học mà chơi”. Phương pháp này không gây nhàm chán và áp lực đối với học viên.

Ngoài ra, lớp học xóa mù chữ được tổ chức học theo nhóm, trình độ học tập và năng lực của từng học viên. Theo dõi và bám sát năng lực của từng đối tượng để giảng dạy.

Chú trọng hỗ trợ những học viên học tập tốt để giúp đỡ và hướng dẫn lại học viên có năng lực học yếu hơn khi ra khỏi lớp, giúp nhau trong cuộc sống mưu sinh, tiếp xúc ngoài giờ học trên lớp. Cùng với đó, đa dạng hóa các hình thức học tập và giảng dạy phù hợp từng đối tượng học viên và năng lực của từng giáo viên chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Hưng chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học cử tổ trưởng bộ môn tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho người dạy nghiệp dư, tổ chức giảng dạy “mẫu” để người dạy nghiệp dư học tập, rút kinh nghiệm; tổ dự giờ, theo dõi giúp đỡ và từng bước bàn giao lớp cho giáo viên nghiệp dư.

Mặt khác, tăng cường theo dõi, giám sát quá trình giảng dạy để uốn nắn, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giáo viên nghiệp dư; tăng cường kiểm tra học viên để tư vấn điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên nghiệp dư.

Ông Dương Thanh Minh chia sẻ, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên chú ý phát hiện, bồi dưỡng những học viên tích cực học tập, năng động về phương pháp, hình thức học tập làm nòng cốt. Những em này có thể hướng dẫn những người thân trong gia đình không có điều kiện đến lớp xóa mù chữ học nhằm xóa mù chữ cho các đối tượng còn lại. Đây là giải pháp hiệu quả để xóa mù chữ theo phương châm “người biết chữ dạy người chưa biết chữ” trong cùng 1 gia đình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.