Nỗ lực tăng giá dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia bị phá hỏng?

GD&TĐ - Nỗ lực thắt chặt nguồn cung dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia nhằm tăng giá nhiều khả năng thất bại vì những bước đi của Trung Quốc.

Nỗ lực tăng giá dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia bị phá hỏng?

Nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm mạnh so với tháng 6, mặc dù cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Theo thống kê, trung bình Bắc Kinh mua 10,29 triệu thùng mỗi ngày, ít hơn mức kỷ lục 12,67 triệu thùng trong tháng 6.

Khối lượng này cao hơn nhiều so với giai đoạn thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt liên quan đến Covid.

Đồng thời dự trữ dầu thô của Trung Quốc đã tăng trung bình hơn 1,1 triệu thùng mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp, kể từ khi kho dự trữ bắt đầu được bổ sung vào cuối tháng 4.

Do vậy, một kỷ lục mới về khối lượng tích lũy đã được thiết lập, ở mức 1,02 tỷ thùng vào cuối tháng 7 (trong bối cảnh nhập khẩu gia tăng), cũng như năng suất lọc dầu thấp bởi thời hạn sửa chữa theo lịch trình. Dữ liệu trên được cung cấp bởi Vortexa.

Mức tồn kho dầu thô ở mức cao nhất của Trung Quốc đang cho phép các nhà máy lọc dầu của họ rút nhiên liệu ra khỏi kho và làm chậm hoạt động mua vào trên thị trường mở khi giá hàng hóa tăng.

Điều này làm suy yếu những nỗ lực hiện tại của nhóm OPEC+, mà cụ thể là các nhà lãnh đạo Nga và Saudi Arabia nhằm thắt chặt nguồn cung và duy trì giá dầu ở mức cao.

Theo trang Oilprice, mọi nỗ lực của các quốc gia OPEC+ khi chấp nhận cắt giảm mạnh sản lượng khai thác đều đang tỏ ra vô ích do chính sách mà Bắc Kinh tiến hành.

Việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu dầu thô sẽ khiến giá mặt hàng này giảm mạnh.

Việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu dầu thô sẽ khiến giá mặt hàng này giảm mạnh.

Một điều đặc biệt, các chuyên gia từng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường dầu mỏ thế giới bằng cách tăng nhập khẩu lại diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại.

Trung Quốc thực sự có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực hàng hóa, bởi thực tế là vào thời điểm cấp bách nhất, nước này lại ngừng mua dầu và do đó khiến toan tính của OPEC+ sụp đổ.

"Trung Quốc cố tình tăng dự trữ để sử dụng khi muốn tránh thị trường phát triển quá nóng vào tháng 7 - 8, điều hoàn toàn ngược lại với mong muốn của các thành viên OPEC+", nhà phân tích Victor Catona của Kpler nói với Reuters.

Mặc dù vậy, không nên ngạc nhiên về cách tiếp cận cực đoan nói trên của cả Bắc Kinh, Moskva và Riyadh, bởi vì tất cả đều phục vụ lợi ích của mình, khi các thành viên OPEC+ là bên cung cấp và xuất khẩu, còn Trung Quốc là nhà nhập khẩu ròng.

Saudi Arabia mở rộng chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.