Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi

Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi

Trung tâm Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề khuyết tật tỉnh Nghệ An hiện đang nuôi dạy hơn 300 em đủ lứa tuổi. Chỉ khoảng 1/3 học sinh ở ngoại trú, còn lại các em ở nội trú trong trường, vừa học văn hóa vừa học kỹ năng để có thể giao tiếp, hòa nhập với mọi người.

Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 1
Niềm vui đến lớp cùng các bạn của các em nhỏ tại Trung tâm Giáo dục - dạy nghề khuyết tật tỉnh Nghệ An

Lớp văn hóa của cô Phan Thị Hương gồm khoảng 20 cháu từ 9 đến 15 tuổi, chủ yếu bị khiếm thính. Dù nỗ lực chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa, nhưng mỗi giờ học đối với các em vẫn đầy niềm vui, tranh nhau được trả lời câu hỏi của cô giáo về chữ cái, sắp xếp thứ tự các con số. Các em trò chuyện với nhau bằng âm thanh, ký hiệu của riêng mình và không ngại chia sẻ, thể hiện cảm xúc với mọi người xung quanh.

Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 2
Tại đây, cô trò nói chuyện với nhau bằng nhiều ngôn ngữ âm thanh, chữ viết, cử chỉ ...

Với nhiều trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, càng lớn tuổi, nhận biết, sức khỏe các em lại càng chậm và khó khăn hơn, khiến việc học tập không đạt hiệu quả như mong đợi. Dù khó khăn diễn đạt để người khác hiểu, các em vẫn nhớ bạn bè và cô giáo và đến lớp như một thói quen và niềm hạnh phúc mỗi ngày.

Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 3
Trương Hoàng Tống Giang năm nay 9 tuổi, vừa mới nhập học năm học này. So với các bạn trong lớp, em nhỏ tuổi nhất nên được cô giáo cho ngồi phía trên, cùng bàn giáo viên để tiện kèm cặp, dạy học riêng.

Học sinh ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề khuyết tật, nếu đủ sức khỏe và tiến bộ, các em có thể tiếp tục học nghề, sau này tự nuôi sống bản thân. Các nghề được đào tạo tại trung tâm chủ yếu là mang tính chất thủ công, nhẹ nhàng để phù hợp với sức khỏe và khả năng của học sinh. Trong đó, có 5 lớp may mặc, 2 lớp vi tính, 2 lớp mộc, 1 lớp điện, thêu tay… với gần 240 học viên.

Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 4
Cô giáo hướng dẫn các bạn học nghề may. Đây là nghề có số lượng học viên theo học nhiều nhất tại Trung tâm Giáo dục - dạy nghề khuyết tật Nghệ An.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 5
Em Đỗ Thị Trang năm nay 14 tuổi, buổi sáng em học văn hóa, còn buổi chiều em học nghề may. Cô bé "khoe" bây giờ đã có thể may được khẩu trang đẹp.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 6
Nghề thêu chủ yếu được các bạn nữ chọn học, vì đòi hỏi tay nghề khéo léo, kiên trì.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 7
Một bức tranh trọn vẹn cần nhiều thời gian, công sức. Nhiều tranh thêu của học viên tại Trung tâm đã được gửi đi tham gia các triển lãm để giới thiệu, tìm đầu ra tiêu thụ.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 8
Nghề mộc cũng là nghề thu hút nhiều học viên tham gia, chủ yếu là các bạn nam. Giáo viên ở đây vừa lành nghề, vừa biết ngôn ngữ ký hiệu để hướng dẫn cụ thể cho các em khiếm khuyết.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 9
Không may mắn như các bạn bình thường, nhưng các em học sinh khuyết tật đều cố gắng nỗ lực để hòa nhập, học một công việc sau này có thể tự nuôi sống bản thân, bớt gánh nặng cho gia đình.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 10
Nhiều em nhỏ khiếm thính hoặc bị tật ở chân tay nhưng rất thông minh và tiếp thu nhanh công nghệ thông tin.
Nỗ lực hòa nhập của những em nhỏ thiệt thòi ảnh 11
Ngoài học tập, em nhỏ Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề khuyết tật tỉnh Nghệ An còn được dạy các kỹ năng cơ bản khác trong cuộc sống để tự tin giao tiếp với mọi người.

Không được như những đứa trẻ bình thường khác, dù ở lớp văn hóa hay học nghề, sự tiến bộ của các em ở trường khuyết tật không tính theo ngày tháng mà hàng năm trời bền bỉ. Ở đó các thầy cô giáo như trở thành người thân, biết rõ hoàn cảnh mỗi em và nhẫn nại chăm sóc, chỉ bảo từng chút. Và mỗi một sự tiến bộ nhỏ của các em là thành công và niềm vui lớn không gì đong đếm được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.