Nỗ lực hết mình giúp sản phụ “mẹ tròn con vuông”

GD&TĐ - Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, “những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đồng chống dịch” ở Bệnh viện T.Ư Huế vừa tận tình chăm sóc các sản phụ “vượt cạn”, vừa chung sức cùng bệnh viện đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, tránh lây nhiễm chéo.

Các sản phụ khi nhập viện đã “vượt cạn” ngay tại phòng sàng lọc cấp cứu được chăm sóc đặc biệt
Các sản phụ khi nhập viện đã “vượt cạn” ngay tại phòng sàng lọc cấp cứu được chăm sóc đặc biệt

Chạy đua thời gian

Sáng 14/8, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để chủ động phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện T.Ư Huế đã thành lập khu sàng lọc, phòng cách ly ngay tại khoa Cấp cứu với đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc men, vật tư y tế.... Tại đây, Bệnh viện tăng cường y, bác sĩ để đáp ứng điều trị, cấp cứu BN, kể cả trong trường hợp cần thiết phẫu thuật khi chưa có kết quả xét nghiệm PCR COVID-19.

Nhớ lại câu chuyện tiếp nhận sản phụ V. T.T. (SN 1997) ở đường Huyền Trân Công Chúa TP Huế được tiếp nhận vào Khu sàng lọc cấp cứu Bệnh viện T.Ư Huế lúc 12h40 ngày 13/8, rồi sau đó chuyển dạ sinh bé gái ngay tại đây, BS CKII Lê Sỹ Phương, Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện T.Ư Huế Phương vẫn còn hồi hộp.

Bác sỹ Phương kể, khi vừa tiếp nhận chị V.T.T vào khu cách ly sàng lọc đầu tiên, tất cả ê kíp bác sĩ bắt buộc phải thực hiện ca đỡ đẻ áp dụng giống như trường hợp sản phụ mắc bệnh nhân COVID -19. Đây là ca sinh đầu tiên được thực hiện ngay tai Khu sàng lọc vòng 1 theo đúng cách thức điều trị cho một bệnh nhân đang mắc COVID-19 nên mọi người rất hồi hộp, bởi lẽ chị cần một sơ suất nhỏ là tất cả anh em đều có thể lây nhiễm COVID-19. Nguyên nhân dẫn đến lo sợ cũng xuất phát từ việc khi đến nhập viện chị V.T.T mới chỉ kê khai y tế đơn giản rồi chuyển dạ đột ngột.

"Quá trình điều tra dịch chúng tôi biết được mẹ sản phụ T. đi từ Quảng Trị (vùng đang có dịch) vào Huế cách đây 3 ngày, do đó việc làm xét nghiệm PCR COVID-19 đã được triển khai khẩn trương, may mắn sản phụ có kết quả quả âm tình, hiện  hai mẹ con sản phụ đã chuyển ra Cơ sở 2 Bệnh viện T.Ư để điều trị cách ly.

Ở khoa phụ sản đã thiết lập 3 khu sàng lọc cho bệnh nhân. Những sản phụ vượt tuyến, hay những sản phụ nhập viện cấp cứu đến từ vùng đang có dịch bệnh đầu tiên chúng tôi đón bệnh ngay tại khu vực sàng lọc 1. Nơi đây dành cho trường hợp nhập viện chưa có có kết quả xét nghiệm PCR COVID -19 đã “cượt cạn” sớm hơn thời gian dự sinh. Tất cả đội ngũ y bác sĩ luôn túc trực 24/24 giờ để phục vục cho một sinh bình thường, hoặc mổ”, Bác sĩ Phương thông tin

Kích hoạt Trung tâm sàng lọc phục vụ bệnh nhân

Hiện tại khoa Phụ sản Bệnh viện T.Ư Huế đã  phân thành 3 vòng sàng lọc, vòng một đặt cùng chung vị trí Trung tâm sàng lọc Bệnh viện T.Ư Huế, vòng 2, và 3 đặt tại Khoa phụ sản phục vụ cho những bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Đặc biệt khu vực sàng lọc thứ 3 chỉ phục vụ cho những sản phụ và trẻ sơ sinh.

Nhằm hạn chế tối đa người nhà vào chăm, tránh việc tập trung đông người, Khoa phụ sản đã có một cách làm rất hay đó yêu cầu đội ngũ điều dưỡng, nữ hộ sinh phải tận tình hỗ trợ tất cả mọi việc từ chăm sóc y tế, đến các chế độ ăn uống cho trẻ sơ sinh, sản phụ.

Kể lại câu chuyện thực hiện quy trình “cuốn chiếu” giúp đỡ mẹ con sản phụ Hoàng Thị Mai H. (SN 1987), vượt cạn thành công, BS CKII Trần Minh Thắng, Phó trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện T.Ư Huế  cho biết: "Sản phụ về Huế  từ TP. HCM (vùng có bệnh nhân mắc COVID-19) nhập viện lúc 5 giờ 30 sáng 13/8, sau đó chuyển dạ sinh thường ngay tại phòng sàng lọc số 1. Với ca này chúng tôi yêu cầu tất cả anh em bác sĩ, điều dưỡng khử khuẩn thật kỹ trước lúc giúp sản phụ thực hiện ca sinh thường. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, tránh lây nhiễm trong môi trường bệnh viện tại cơ sở 1, sản phụ Hoàng Thị Mai H và cháu bé sau khi sinh buộc phải cách ly tại phòng sinh Khu sàng lọc cấp cứu với chế độ chăm sóc đặc biệt ”.

Qua việc đón tiếp nhiều sản phụ giữa mùa dịch bệnh COVID -19 vừa nhập viện đã chuyển dạ, BS.CKII Trần Minh Thắng khuyến cáo: Để được chăm sóc Y tế tốt nhất trong mùa dịch bệnh COVID-19, người nhà nên đưa sản phụ đến bệnh viện thăm thám trước 10 ngày so với thời gian dự sinh. Với khoảng thời gian đó, sản phụ sẽ khai báo y tế dễ dàng, về phía bác sĩ thuận lợi kiểm tra khai thác dịch tễ, qua đó đưa ra phương án tốt nhất để cứu chữa bệnh nhân. “Cũng như các khoa, phòng chuyên môn của Bệnh viện T.Ư Huế, các bác sĩ, y tá, hộ sinh, điều dưỡng ở khoa làm việc bất kể thời gian ngày đêm. Hạnh phúc của chúng tôi là được nhìn thấy “mẹ tròn con vuông”.

Tính từ ngày 9/8 đến nay, khoa tiếp nhận 80 sản phụ nhập viện chờ sinh, bình quân mỗi ngày có 8 cháu bé ra đời ngay tại khu sàng lọc khoa cấp cứu của Bệnh viện. Nhiều trường hợp sản phụ sau khi sinh xong, được khoa sắp xếp chuyển ra cơ sở 2 của Bệnh viện do đến từ vùng dịch. 

TS.BS Nguyễn Thanh Xuân -Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bên cạnh tăng cường tối đa công tác phòng chóng dịch bệnh COVID-19, như thực hiện sàng lọc, phân loại, cách ly bệnh nhân ngay từ cổng vào bệnh viện và phân luồng khám chữa bệnh tại cơ sở 2 (ở huyện Phong Điền) đối với bệnh nhân đến từ vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm, hạn chế người nhà thăm nuôi,...

Cũng theo TS Xuân, việc quan trọng nhất hiện nay là phải vừa đảm bảo phòng chống dịch và vừa đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh bình thường mới, đặc biệt là trong khâu sàng lọc, cấp cứu bệnh nhân. Bệnh viện đã thành lập Trung tâm sàng lọc, cách ly ngay tại khoa cấp cứu với đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc men, vật tư y tế... đáp ứng điều trị, cấp cứu bệnh nhân, kể cả trong trường hợp cần thiết phẫu thuật khi chưa có kết quả xét nghiệm PCR COVID-19 để kịp thời cứu chữa bệnh nhân.

Sau khi có kết quả xét nghiệm PCR nếu âm tính (-) sẽ chuyển đến khoa chuyên ngành để tiếp tục điều trị, trường hợp dương tính (+) sẽ phối hợp với CDC tỉnh Thừa Thiên-  Huế khoanh vùng, truy vết và chuyển cơ sở 2 để cách ly và điều trị, ngoài ra các bệnh nhân đến từ vùng dịch cũng được chuyển ra Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2 để điều trị. Bệnh viện cũng đã phối hợp với BHYT tỉnh để tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho bệnh nhân BHYT đến khám chữa bệnh giữa hai cơ sở của Bệnh viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.