Nỗ lực đưa Gripen và Eurofighter đến chiến sự có thực vô nghĩa?

GD&TĐ - Theo Kyiv Post, Ukraine đang đàm phán mua tiêm kích Gripen của Thụy Điển và Eurofighter của châu Âu sau khi một chiếc F-16 rơi lúc tham chiến.

Tiêm kích Gripen cất và hạ cánh trên đường cao tốc trong diễn tập.
Tiêm kích Gripen cất và hạ cánh trên đường cao tốc trong diễn tập.

Tham vọng của Kiev

Cuối tháng 8, lực lượng không quân Ukraine xác nhận một máy bay phản lực F-16 do Mỹ sản xuất, được các đối tác phương Tây chuyển giao cho lực lượng này, đã bị rơi chỉ vài tuần sau khi lô F-16 đầu tiên được chuyển giao cho Kiev.

Nói về thông tin Ukraine muốn mua những tiêm kích hàng đầu của châu Âu là Gripen và Eurofighter, nhà phân tích quân sự người Nga Ilya Kramnik cho biết rằng việc Kiev sở hữu một phi đội máy bay chiến đấu gồm nhiều loại máy bay của phương Tây sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của từng loại chiến đấu cơ.

"Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất có thể phát sinh do tính phức tạp của việc bảo dưỡng đồng thời nhiều loại máy bay khác nhau cùng một lúc", học giả Kramnik nói.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với RIA, nhà phân tích quân sự kỳ cựu người Nga Viktor Litovkin cũng cho rằng, việc Ukraine muốn có Gripen và Eurofighter là để "lôi kéo các nước phương Tây vào hành động quân sự trên lãnh thổ của mình" và "thể hiện sự đoàn kết của các nước phương Tây với Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

"Nhưng người ta nên hiểu rằng không ai sẽ trao những chiếc máy bay này cho Kiev. Và thậm chí nếu họ trao chúng, sẽ không có ai ở Ukraine lái chúng vì không có phi công được đào tạo.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là vẫn còn một dấu hỏi lớn về việc ai sẽ bảo dưỡng những chiếc máy bay chiến đấu này", Litovkin nhấn mạnh.

Khi được hỏi loại máy bay chiến đấu nào của Nga có thể chống lại Gripen và Eurofighter, ông nhắc đến Su-30 và Su-35, "đây là những chiến đấu cơ tốt hơn bất kỳ máy bay nước ngoài nào ở nhiều thông số".

"Đầu tiên, tất cả các máy bay nước ngoài mà chúng ta đang nói đến loại thì có một động cơ, loại khác được trang bị ít vũ khí hơn máy bay của chúng ta.

Thứ hai, Su-30 và Su-35 có module đẩy vector để thực hiện các động tác nhào lộn trên không, giúp hai máy bay chiến đấu này tránh được tên lửa của đối phương.

Các máy bay này cũng tốt hơn Gripen và Eurofighter về các đặc điểm liên quan đến tên lửa và radar", Litovkin kết luận.

Rắc rối mang tên Gripen

Mặc dù Gripen không được giới quân sự Nga đánh giá cao, nhưng theo tờ Politico, tiêm kích đa năng này linh hoạt hơn F-16 của Mỹ, chúng dễ bảo trì hơn và không yêu cầu các sân bay đặc biệt.

Tính linh hoạt của dòng máy bay được nhấn mạnh bằng chữ JAS Gripen - viết tắt của: Jakt (chiến đấu), Attack (tấn công), Spaning (trinh sát).

Do vậy Lực lượng vũ trang Ukraine có thể tiếp nhận một loại tiêm kích hiện đại với mức độ đa năng rất cao. Mặc dù Gripen chưa từng thực chiến nhưng nó có một số ưu điểm không thể bác bỏ.

Tiêm kích Gripen được thiết kế đặc biệt để bảo vệ Thụy Điển khỏi máy bay Nga, đồng thời khả năng phát hiện mục tiêu và tác chiến điện tử của nó tập trung vào việc chống lại tiêm kích cũng như hệ thống phòng không đối phương.

Nhà sản xuất cập nhật phần mềm máy bay chiến đấu hai năm một lần, có tính đến những phát triển quân sự mới ở Liên bang Nga và nếu cần, sẽ bổ sung chức năng và thiết bị mới.

Ưu điểm lớn của máy bay Thụy Điển là nó không đòi hỏi hạ tầng phức tạp. Để cất và hạ cánh, một đoạn thẳng của bất kỳ con đường nào rộng 16 m và dài 500 m là đủ. Để bảo dưỡng, chỉ cần một đội gồm một thợ cơ khí và năm trợ lý, thời gian tiếp nhiên liệu và tái vũ trang không quá 20 phút.

Chính vì vậy, tờ Politico nhấn mạnh rằng, nếu có mặt tại chiến sự, tiêm kích JAS Gripen sẽ gây rắc rối cho Nga hơn nhiều những tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.