Nigeria: Cảnh báo tràn lan bằng cấp đại học giả

GD&TĐ - Giáo sư Ishaq Oloyede, đại diện Hội đồng Tuyển sinh và Khảo thí Nigeria (JAMB) cho biết, nhiều cơ sở giáo dục đại học đang cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho những người không theo học đại học.

Bằng giả có giá từ 16,7 - 28 triệu đồng.
Bằng giả có giá từ 16,7 - 28 triệu đồng.

Ông Oloyede cảnh báo việc trao chứng chỉ giả cho người dân là rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục đất nước.

Theo JAMB, lý do bằng giả được phát tán rộng rãi do cơn sốt bằng cấp đại học. Các nhà tuyển dụng lao động tại quốc gia này thường ưu tiên tuyển chọn người có trình độ học vấn hơn năng lực, ngay cả trong những cơ quan nhà nước.

Ngoài chứng chỉ đại học, nhiều chứng chỉ học thuật khác tại Nigeria cũng bị làm giả, nhằm đáp ứng thị trường việc làm và yêu cầu tuyển dụng tại đây. Mỗi chứng chỉ giả có giá thành dao động từ 300.000 - 500.000 Naira (khoảng 16,7 - 28 triệu đồng).

Để giải quyết tình trạng trên, JAMB kêu gọi chính phủ mạnh tay xử lý các trường đại học bán bằng cấp giả mạo. Đồng thời, bộ phận kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ tại các cơ quan, đơn vị cần làm việc nghiêm túc, khách quan, không được bỏ sót những cá nhân vi phạm.

Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên Nigeria ngày càng chuộng học đại học nước ngoài, thay vì đại học trong nước. Báo cáo của UNESCO chỉ ra hơn 4 triệu sinh viên Nigeria đang du học nước ngoài. Con số này có thể tăng lên đến 8 triệu trong 2 năm tới.

Theo Leadership

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.