Niềm vui của giáo viên khi được đối thoại với Bộ trưởng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 15/8 tới đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ và đối thoại với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo năm 2023.

Ảnh minh họa. Nguồn: INT
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Thời gian qua giáo dục nước nhà gặt hái nhiều thành công như: Hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang sạch đẹp từ mầm non đến đại học, thiết bị dạy học phong phú và đa dạng để hỗ trợ giáo viên trong dạy học và soạn bài, giáo viên được đào tạo bài bản đủ trình độ để đáp ứng công việc được giao, có nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, học sinh chăm ngoan học giỏi và có nhiều huy chương trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại, bằng chứng là có khoảng 6000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng mong muốn được giải đáp. Bản thân tôi là một giáo viên lâu năm trong nghề rất tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục cũng có một số mong muốn gửi đến diễn đàn đối thoại:

Một là, tinh gọn cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương: Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 và chính phủ quyết tâm thực hiện chuyển đổi số. Mọi họp hành, tập huấn, chỉ đạo chuyên môn trong giáo dục phải áp dụng công nghệ thông tin. Bộ máy phải tinh gọn mới điều hành tốt. Cần quy định rõ số cán bộ quản lý ngành giáo dục ở địa phương.

Đối với cán bộ quản lý cấp sở giáo dục: Gồm có một giám đốc, hai phó giám đốc; mỗi phòng ban chỉ có một trưởng phòng và một phó phòng; những phòng nào cảm thấy không cần thiết hoặc có chức năng tương tự thì sáp nhập vào phòng khác. Phó giám đốc chỉ là trung gian giúp việc cho giám đốc nên không cần nhiều vì ở dưới đã có trưởng phòng.

Giảm viên chức quản lý trường học: Mỗi trường học từ mầm non đến THPT chỉ có một hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một tổ phó. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng nên không cần thiết phải hai, ba người vì dưới đó có tổ trưởng chuyên môn rồi. Những trường có số lớp ít thì nên sáp nhập, coi như là phân hiệu của trường khác và hiệu trưởng cử một cấp phó quản lý trực tiếp.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tôi tin rằng việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết Trung ương và tăng lương giáo viên, tiết kiệm ngân sách. Nguồn tiền dôi dư do tinh giản bộ máy để phụ cấp thêm lương cho giáo viên, tránh giáo viên nghỉ việc vì lương thấp. Khi đó, giáo viên đến trường không lo cơm áo gạo tiền, ra sức sáng tạo trong dạy học và chu toàn với công việc.

Hai là, khắc phục bất cập chứng chỉ tiếng Anh:Thời gian qua, nhiều trường dùng chứng chỉ tiếng Anh và chủ yếu là bằng IELTS để xét tuyển đại học, nó gây lo ngại về sự thiếu công bằng giữa thí sinh thành thị và nông thôn. Học sinh các thành phố lớn rộng cửa vào đại học hơn học sinh nông thôn. Đây là bất công cho thí sinh ở nông thôn hoặc địa phương khó khăn, không đủ điều kiện tiếp cận tiếng Anh. Trong khi kiến thức các môn khác học sinh nông thôn không thua kém gì.

Ba là, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ ở bậc tiểu học, giáo viên Nghệ thuật ở cấp THPT trách nhiệm này thuộc về Bộ giáo dục. Học sinh THCS và THPT mỗi buổi phải học 5 tiết, tức là một tuần phải học là 30 tiết kể cả tiết chào cờ và tiết sinh hoạt. Mặt khác, một năm các em học sinh tham gia bốn đợt kiểm tra định kỳ (hai bài giữa kỳ và hai bài cuối kỳ), phân theo số báo danh, chia theo phòng và làm đề chung; giáo viên coi và chấm tập trung.

Như vậy là quá tải và gây mệt mỏi cho học sinh, quan điểm của Bộ cải cách chương trình mới để các em học sinh học một chương trình nhẹ nhàng hơn xem ra khó khả thi. Với lập luận như trên, tôi đề xuất thêm môn Công nghệ và Tin học ở bậc THCS; môn Công nghệ, môn Tin học và môn Giáo dục quốc phòng và an ninh chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét để giảm áp lực cho học sinh.

Bốn là, ngăn chặn bạo lực học đường: Bạo lực học đường là nhức nhối cho toàn xã hội, nguyên nhân dẫn đến bạo lực rất nhiều. Một mình nhà trường không làm nỗi mà phải kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Muốn vậy, tôi mong ước Bộ giáo dục kết hợp với các bộ liên biên soạn những tài liệu để tuyên truyền đến từng gia đình và từng trường học; về phía nhà trường hiệu trưởng thường xuyên có bài nói chuyện để ngăn chặn bạo lực học đường; về phía gia đình và xã hội thì chính quyền địa phương thường xuyên đẩy mạnh phong trào gia đình văn hóa, khu phố văn hóa bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

Năm là, Sắp xếp lại các trường đại học:Hiện nay, chúng ta có rất nhiều trường đại học; mỗi trường đại học lại tuyển sinh quá nhiều; dùng nhiều chiêu thức để tuyển cho đủ số lượng. Đào tạo như vậy dẫn đến “vàng, thau” lẫn lộn và hệ quả sinh viên ra trường thì không tìm được việc làm đành phải đi làm công nhân.

Sáu là, ngăn ngừa tình trạng lạm thu trong trường học: Cứ vào năm học mới, báo chí lại đưa tin về tình trạng lạm thu lại của một số trường học. Nguyên nhân dẫn đến lạm thu thì nhiều lý do mà hiệu trưởng tìm cách tạo ra. Để không còn tình trạng lạm thu, tôi mong ước Bộ giáo dục kết hợp với ủy ban nhân nhân tỉnh ra văn bản chỉ rõ khoảng nào được thu và khoảng nào không được thu; mức thu mỗi khoảng là bao nhiêu cũng ghi rõ. Đồng thời Bộ cũng kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng chính phủ không thu học phí đối với học sinh bậc THCS và bậc THPT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.