Những vũ khí đắt tiền nhưng... vô dụng

GD&TĐ -

Những vũ khí đắt tiền nhưng... vô dụng

Hệ thống chiến đấu tương lai: Hơn 18,1 tỷ USD

Từ năm 2003 - 2009, quân đội Mỹ đã bắt đầu một chương trình hiện đại hóa để các hoạt động quân sự tại chiến trường được triển khai nhanh hơn, linh hoạt hơn, với những chiếc xe nhỏ hơn có khả năng tiếp cận các chiến trường trên toàn thế giới trong thời gian ngắn nhất. Chương trình này được gọi là Hệ thống chiến đấu tương lai (FCS) và dự kiến sẽ có tổng chi phí 340 tỷ USD vào thời điểm được triển khai.

Trước đó, Chương trình kết hợp DARPA và Chương trình chiến đấu tương lai được lên kế hoạch triển khai để thay thế xe tăng chiến đấu M1 Abrams và xe chiến đấu Bradley, được hiện thực hóa từ các xe robot có trọng lượng dưới 6 tấn mỗi chiếc và được điều khiển từ xa bằng các phương tiện điều khiển có người lái.

Tháng 2/2001, DARPA đã trao 5,5 triệu USD cho tám đội để phát triển các phương tiện chiến đấu không người lái (UGCV). Các nhóm phát triển hệ thống General Dynamics Land Systems, Carnegie Mellon và Omnitech Robotics đã được trao gần 1 triệu USD để phát triển các nguyên mẫu UGCV. Năm nhóm khác được giao nhiệm vụ phát triển tải trọng của UGCVs. Tháng 5/2003, Sở Tài chính đã bắt đầu triển khai hợp đồng trị giá 14,92 tỷ USD.

Theo kế hoạch, FCS bao gồm mạng lưới; cảm biến mặt đất không cần giám sát (UGS); xe không người lái trên không (UAV); phương tiện mặt đất không người lái; và tám chiếc xe có người lái. Công ty

Boeing và Tập đoàn Quốc tế Ứng dụng Khoa học (SAIC) đã hợp tác với nhau như những nhà tích hợp hệ thống dẫn đầu, điều phối hơn 550 nhà thầu và nhà thầu phụ ở 41 bang.

Tháng 8/2005, chương trình đã đáp ứng 100% các tiêu chí trong cột mốc quan trọng nhất của mình. Tuy nhiên, ngày 5/10/2005, Lầu Năm Góc đã đề nghị “trì hoãn chương trình Hệ thống Chiến đấu trong tương lai của quân đội” do chi phí vượt trội cho Chiến tranh Iraq, Bão Katrina và dự kiến sẽ giảm trong ngân sách tương lai.

Tháng 1/2006, Lầu Năm Góc công bố kế hoạch cắt giảm 236 triệu đô la trong năm năm từ ngân sách 25 tỷ đô la FCS 2007 - 2011. Toàn bộ chương trình được dự kiến sẽ có giá 340 tỷ đô la. Tính đến cuối tháng 12/2006, kinh phí đã được giảm thiểu đối với nhiều yếu tố quan trọng của toàn bộ hệ thống FCS và nhiều yếu tố tiên tiến nhất buộc phải trì hoãn lại.

Mặc dù quân đội Mỹ tuyên bố đây là chương trình “hiện đại hóa nhiều tham vọng nhất” kể từ Thế chiến II, nhưng hệ thống FCS không bao giờ được đưa vào sử dụng. Dự án này cũng không đáp ứng được thời hạn trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates kêu gọi tái cấu trúc và hủy bỏ chương trình cuối cùng trong năm 2009.

Vào tháng 4 và tháng 5/2009, Lầu Năm Góc và các quan chức quân đội đã thông báo rằng, nỗ lực phát triển xe của FCS sẽ bị hủy bỏ. Phần còn lại của nỗ lực FCS sẽ được chuyển đổi thành một chương trình quân đội mới, được gọi là Chương trình Hiện đại hóa quân đội. Chín chiếc xe mặt đất có người lái đã được tháo dỡ hoặc được tận dụng vào các chương trình khác sau khi dự án này bị cắt bỏ. Bộ Quốc phòng đã chi hơn 18 tỷ đô la cho FCS trong suốt 6 năm phát triển của chương trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ