Những vũ khí đắt tiền nhưng... vô dụng

Những vũ khí đắt tiền nhưng... vô dụng

Máy bay B-70 Valkyrie, 1.5 tỷ USD

Cuối những năm 1950, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của Không quân Mỹ tìm kiếm một thế hệ máy bay ném bom chiến lược mới có khả năng thay thế chiếc B-52. Valkyrie sẽ được trang bị bom hạt nhân và được sử dụng cho các nhiệm vụ thâm nhập sâu.

Về mặt khái niệm, B-70 là một chiếc máy bay bất khả xâm phạm do khả năng hoạt động trên 21.000 mét (70.000 ft) với tốc độ Mach 3+, nhưng việc phát minh tên lửa đất đối không (SAM) đã làm cho tính bất khả xâm phạm này trở nên lỗi thời ngay cả trước khi nó đã được đưa vào sử dụng. Để đối phó, chiếc máy bay đã được tái tạo để bay ở độ cao thấp hơn nhiều để tránh tầm bắn của tên lửa đất đối không SAM.

Cuối thập kỷ 50 thế kỷ XX, việc phát triển và thực hiện các tên lửa đạn đạo liên lục địa đã thay thế đội máy bay ném bom chiến lược lỗi thời; chiếc B-70 không còn cần thiết nữa. Vào thời điểm chương trình kết thúc vào năm 1961, Không quân Mỹ đã chi 1,5 tỷ đô la, tương đương với khoảng 12 tỷ đô la vào năm 2015.

Máy bay A-12 Avenger II, 2.95 tỷ USD

Chiếc A-12 Avenger II là một chiếc máy bay ném bom tàng hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Theo kế hoạch, chiếc máy bay này sẽ được triển khai để thay thế chiếc A-6 Intruder già nua của lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Khái niệm thiết kế là một cánh đơn, tương tự như máy bay ném bom tàng hình B-2, nhưng được sử dụng như phương tiện tấn công trong các chiến dịch hải quân chiến lược.

Bắt đầu khởi công từ năm 1990, mẫu thiết kế này đã gặp phải nhiều vấn đề trong khi phát triển, đặc biệt là vật liệu để chế tạo, và khi chi phí dự đoán đối với mỗi chiếc máy bay phình ra ước lượng khoảng 165 triệu USD. Những bản vẽ và mô hình đã cho thấy đây là một máy bay sử dụng thiết kế cánh bay, máy bay có hình dạng tam giác cân, với buồng lái được đặt ở gần đỉnh của tam giác.

Máy bay được thiết kế có hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F412-GE-D5F2, được trang bị 2 tên lửa AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa AGM-88 HARM và các loại vũ khí không đối đất đầy đủ, bao gồm bom Mk 82 hoặc vũ khí chính xác, tất cả các loại vũ khí này đều được chứa ở bên trong khoang vũ khí của máy bay. A-12 còn có biệt danh là “Flying Dorito”.

Dự án chế tạo A-12 Avenger II đã phải đóng cửa vào năm 1991 theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Dick Cheney. Hải quân đã thay thế loại A-6 Intruder bằng loại F/A-18E/F Super Hornet, F/A-18E/F còn được dùng để thay thế A-7 và F-14.

Khi dự án chế tạo A-12 Avenger II chấm dứt, Mỹ đã thanh toán gần 3 tỷ USD trong hợp đồng giá cố định 4,8 tỷ USD, nhưng chưa hề có máy bay nào được chế tạo. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đã kiện các nhà thầu và đòi trả lại chi phí. Một thỏa thuận giải quyết cuối cùng đã đạt được trong tháng 1/2014, các nhà thầu buộc phải trả lại 400 triệu USD cho ngân khố Mỹ. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.