Tai nạn bom hydrogen Palomares
Mục đích của chuyến bay nhằm chuẩn bị cho các cơ hội tấn công đầu tiên chống lại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
Một trong các máy bay này đã đâm phải một chiếc máy bay KC-135 đang tiếp nhiên liệu trên vùng trời bờ biển phía Bắc Tây Ban Nha. Tai nạn này khiến nhiên liệu tràn ra cả hai máy bay, gây vụ nổ lớn trên không trung. Mặc dù một vài phi công đã nhảy dù an toàn, nhưng nhiều người đã thiệt mạng trong vụ nổ. Những mảnh rơi vụn của hai chiếc máy bay rơi xuống Palomares, một làng chài ở Bắc Tây Ban Nha.
Người dân làng không hay biết chất phóng xạ pulotnium từ các mảnh vụn máy bay đã được phóng thích ra khắp khu vực, làm ô nhiễm đất đai và nguồn nước quanh thị trấn. Ba trái bom nguyên tử được thu hồi ngay lập tức. Tuy nhiên, phải hơn 3 tháng sau, ngày 7/4/1966, người ta mới tìm thấy nó.
Đây là lần đầu tiên người ta chính thức quan sát được vũ khí nguyên tử của quân đội Mỹ. Các mẫu thử từ người dân cho thấy có đôi chút dấu hiệu phóng xạ, còn tỷ lệ ung thư cũng chỉ tương đương với các thị trấn khác trong khu vực. Kể từ khi phát hiện ra đất đai nơi này nhiễm độc năm 2006, chính phủ Mỹ đã đồng ý giúp Tây Ban Nha trong quá trình phục hồi. Cho tới nay, quá trình này vẫn chưa chấm dứt.
Tai nạn hạt nhân Kyshtym
Kyshtym được xếp hạng là thảm họa hạt nhân tệ hại thứ 3 đã diễn ra trên thế giới. Vụ tai nạn xảy ra tại thị trấn Mayak ở núi Ural thuộc Liên Xô ngày 29/9/1957, đúng vào đỉnh điểm của sự căng thẳng trong Chiến tranh lạnh.
Nhà máy Mayak được sử dụng để sản xuất 6 vật liệu quan trọng, cần thiết cho việc phát triển plutonium sử dụng trong vũ khí hạt nhân. Nhà máy này sử dụng lao động là các tù nhân trong việc vứt bỏ phế thải bằng cách đổ xuống sông Techa. Giai đoạn đó, công nhân ở nhà máy này không hay biết các khả năng nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp nhiễm độc phóng xạ. Người dân địa phương cũng không được cảnh báo về sự nhiễm độc, cho đến khi một người dân nơi này bị bỏng phóng xạ một cách nghiêm trọng từ phế thải. Ông đã được tiến hành phẫu thuật đoạn chi ở cả hai chân.
Trong nhiều năm tiếp theo đó, tình trạng nhiễm độc phóng xạ không được giải quyết. Các cơ quan chức năng đã không hoàn thành nhiệm vụ phục vụ nhà máy cũng như bảo vệ người dân. Các kỹ thuật viên ở nhà máy này không hay biết một trong các hệ thống làm lạnh nhà máy đã hư hỏng, gây ra phản ứng dây chuyền.
Ngày 29/9/1957, hệ thống làm lạnh gây một vụ nổ khổng lồ tại một trong các bể chứa chất thải phóng xạ. Vụ nổ đã phát tán các vật liệu nhiễm xạ khắp khu vực, nơi có khoảng 30.000 người dân sinh sống. Chính quyền Xô Viết buộc phải di chuyển hơn 10.000 người dân bản địa, tuy nhiên vẫn còn trên dưới 2/3 dân cư ở lại. Theo một số nguồn tin, các văn bản được giải mật của người Nga tiết lộ việc để lại người sinh sống trong khu vực này là một phần của thử nghiệm mang tên Muslumov. Những người ở lại không hay biết về tình trạng nhiễm độc nghiêm trọng nơi họ đang sinh sống. Đến nay, Mayak và khu vực lân cận được cho là nơi ô nhiễm nhất thế giới.
(Còn tiếp)