Thảm họa Tokaimura
Nhà máy đã không sản xuất loại nhiên liệu này trong suốt 3 năm, còn các kỹ thuật viên lại hoàn toàn không có bằng cấp để thực hiện nhiệm vụ này. Việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm đã dẫn đến một trong những tai nạn tồi tệ nhất ở Nhật Bản.
Các kỹ thuật viên đã vô tình đổ quá nhiều vật liệu vào bình chứa, vốn chỉ chứa được tối đa 2,4kg. Bình chứa đã phải chịu sức nặng của 16 kg uranium. Các vật liệu bắt đầu có những phản ứng xấu, bắt đầu với một ánh chớp xanh. Ba kỹ thuât viên ngay lập tức nhiễm lượng phóng xạ ở mức gây tử vong. Phóng xạ yttrium-94 và barium-140 cũng bị phát tán vào không khí. Hai nhân viên kỹ thuật tham gia phiên trực đã thiệt mạng do bỏng bức xạ và do tiếp xúc trực tiếp với tia gamma. Những người còn lại trong nhà máy quyết định dỡ bỏ vật liệu khỏi bình chứa và thay thế vật liệu làm lạnh với boric acid để đưa uranium về mức độ dưới chuẩn.
Chính quyền Nhật Bản nhanh chóng có những biện pháp kịp thời làm sạch khu vực này, còn người dân được sơ tán trong hai ngày, cho đến khi nơi họ sinh sống đảm bảo an toàn.
Vụ hỏa hoạn Windscale
Thảm họa hạt nhân tệ hại nhất của châu Âu xảy ra vào ngày 10/10/1957 tại Cumbria, Vương quốc Anh. Nhà máy Windscale sử dụng một hệ thống lò phản ứng hạt nhân đã được kiểm soát bằng graphite. Được xây dựng trong hai năm 1950 – 1951, nơi đây được sử dụng để sản xuất vũ khí nguyên tử cho chính phủ Anh.
Sáng ngày 8/10/1957, các kỹ sư tại nhà máy nhận thấy rằng một trong những lò đã được làm mát và không đạt nhiệt độ thích hợp. Họ đã áp dụng một quy trình có tên gọi Wigner, trong đó sử dụng năng lượng thu được từ chính lò phản ứng để làm mát hoặc làm nóng lò. Quy trình này đã được kiểm tra và được xác định là an toàn. Tuy nhiên, 2 ngày sau, các kỹ sư lại nhận thấy nhiệt độ lò phản ứng không đạt mức tiêu chuẩn. Họ quyết định làm nóng lò phản ứng mà không hề hay biết rằng lò phản ứng số 1 đang có một đám cháy.
Các kỹ sư sử dụng một hệ thống thổi oxygen vào lò phản ứng, vô tình tạo điều kiện cho ngọn lửa bốc cao. Lửa cháy suốt 3 ngày. Các phương pháp chữa cháy thông thường như sử dụng nước không thể dập tắt ngọn lửa, bởi nước có tính chất oxy hóa với các vật liệu phóng xạ và thậm chí còn có thể gây nên những hư hỏng nặng hơn nữa cho kết cấu. Cuối cùng, các kỹ sư nhận ra rằng nguồn oxy cung cấp cho ngọn lửa sẽ bị ngắt nếu họ đóng nắp ở đầu ống khói số 1.
Ngọn lửa đã ngừng cháy sau 24 giờ đóng nắp ống khói. Không có người thiệt mạng trong vụ cháy, tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng phóng xạ đã lan tới đất liền Anh gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp đã tăng đột ngột một cách rõ ràng ngay sau vụ hỏa hoạn. Sau vụ cháy, lò phản ứng số 1 đã được niêm phong và ngừng hoạt động vĩnh viễn. Tuy nhiên, chính phủ Anh xác định nhà máy sẽ vẫn tiếp tục hoạt động trong một khoảng thời gian dài, ít nhất là đến năm 2060.
(Còn tiếp)