"Tây Du Ký" là tác phẩm kinh điển của làng nghệ thuật Hoa ngữ. Đã vài thập kỷ kể từ khi phim lên sóng nhưng đến nay nhiều chi tiết xung quanh tác phẩm này vẫn luôn gợi trí tò mò và sự chú ý của người hâm mộ.
Tên phim và nhạc phim
Tác phẩm nói về hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng được đặt tên là "Tây Du Ký 1986" nên nhiều người đã lầm tưởng rằng bộ phim được thực hiện và phát sóng lần đầu tiên vào năm 1986.
Trên thực tế, "Tây Du Ký" được quay lần đầu tiên vào năm 1972 với tập phim "Trừ yêu ở nước Ok". Nguyên nhân khiến bộ phim được gọi là "Tây Du Ký 1986" là vì vào năm 1986, Tây Du Ký đã chiếu 11 tập phim và giành được nhiều giải thưởng lớn trong hạng phim phim truyền hình của năm.
Bên cạnh đó, "Tây Du Ký 1986" cũng không phải chỉ có 25 tập mà có đến 41 tập phim, tuy nhiên tác phẩm lại được phát sóng không liền mạch.
Phần tiếp theo của "Tây Du Ký" không phải là phần thứ hai, cũng không bản năm 1998 như nhiều người đã từng nói mà chính xác là bản năm 1986. Ở thời điểm ghi hình, do kinh phí không đủ nên nhà sản xuất đã quyết định bớt lại các tập khác để quay sau.
Ca khúc nhạc phim kinh điển "Dám hỏi đường ở nơi nào" ban đầu không phải do nam ca sĩ Tưởng Đại Vi thể hiện mà là giọng hát của nữ ca sĩ Trương Bạo Mặc.
Tuy nhiên, sau khi phim lên sóng được 11 tập, nhiều ý kiến cho rằng nên để một giọng nam thể hiện ca khúc mới bày tỏ rõ được tinh thần của bộ phim vì thể đoàn phim mới tìm Tưởng Đại Vi thu âm lại và khiến bản nhạc phim này trở thành bất hủ.
Nhầm lẫn về những nhân vật trong phim
Một sự thật ít người biết khác là bạch mã trong phim là kỳ thực là ngựa đen. Khi đoàn phim ghi hình, vì ê-kíp không tìm được một chú ngựa màu trắng nên phải lấy sơn trắng sơn lên chú ngựa màu đen.
Trong quá trình quay phim, Bạch Long Mã thường phải đi qua sông. Sau mỗi lần rớt xuống sông như vậy, ngựa trắng lại liên tục mất màu.
Trong khi đó, nhiều khán giả cũng lầm tưởng Thái Thượng Lão Quân là thần tử của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tuy nhiên, nhân vật này có địa vị cao hơn Ngọc Hoàng rất nhiều.
Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng Đại Đế phải mời Thái Thượng Lão Quân đến giúp. Khi đó, Thái Thượng Lão Quân thu phục Tôn Ngộ Không, nhốt trong lò luyện đan 49 ngày.
Trên đường đến Tây Thiên, khi đồ đệ Ngân Giác và Kim Giác của Thái Thượng Lão Quân giao chiến với Tôn Ngộ Không, lấy ra bảo vật của Thái Quân, Tôn Ngộ Không cũng không thể chống đỡ nổi.
Pháp bảo của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới
Gậy Như Ý của Tôn ngộ Không vốn là Kim Cô Bổng (còn gọi là Định Hải Thần Châm) được đặt ở nơi của Đông Hải Long vương.
Pháp bảo này có thể phóng to thu nhỏ tùy ý, còn có thể phân thân hoặc biến hình theo ý chủ nhân. Định Hải Thần Châm vốn được sử dụng để Nguyên Thủy Thiên Tôn đo biển đo trời nhưng khi gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành Kim Cô Bổng cho Ngộ Không tùy ý sử dụng.
Nhiều người vẫn cho rằng Kim Cô Bổng là vũ khí lợi hại nhất trong phim mà không biết rằng cây đinh ba 9 răng của Trư Bát Giới mới là bảo bối cực kỳ quý.
Cây đinh ba có trọng lượng là 5048 cân. Số cuốn kinh thư mà Như Lai đã ban cho Đường Tăng là 5048 cuốn. Số ngày thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh 14 năm, cộng thêm 8 ngày gặp Quan Thế Âm, tổng cộng là 5048 ngày, không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng hợp này.
Ngoài ra, cây đinh ba này được Thái Thượng Lão Quân luyện một thời gian rất lâu trong lò, sau đó tự tay rèn ra. Đây là lý do vì sao khi vũ khí của ba đồ đệ bị trộm, yêu quái lại chỉ mở tiệc Đinh Ba, chứ không phải là tiệc Kim Cô Bổng.