Nhùng nhằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

GD&TĐ - Guồng bánh xe xuất khẩu khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc đang quay chậm lại khi chiến tranh thương mại nóng lên. Những đòn tấn công kinh tế mới từ Mỹ có thể gây tác động lớn, thậm chí đảo ngược guồng quay.  

Các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng sẽ suy yếu hơn nữa trong những tháng tới
Các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng sẽ suy yếu hơn nữa trong những tháng tới

“Cơn bão” thuế quan

Trong tháng 8 vừa qua, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm xuống dưới 10% trong tháng Tám, so với 12% tháng trước. Con số này thấp hơn đáng kể so với con số trung bình của Trung Quốc trong năm nay.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, tình hình có thể sẽ còn tệ hơn trong những tháng tới, khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang. Tổng thống Donald Trump cho biết đã chuẩn bị áp đặt một làn sóng thuế quan khổng lồ khác với trị giá 267 tỷ đô la từ các sản phẩm Trung Quốc.

Ngoài các mức thuế quan đã được áp đặt hoặc đang được chuẩn bị đưa ra, động thái mới này của Mỹ sẽ áp dụng thuế mới cho toàn bộ 505 tỷ đô la hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc năm ngoái.

Kết quả là tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc “có thể sẽ còn giảm xuống, thậm chí có nguy cơ tiêu cực trong những tháng tới”, theo nghiên cứu của các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Nomura. Điều đó sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế đang phải đương đầu với những cơn gió mạnh nghiêm trọng.

Đến nay, điểm yếu trong thương mại Trung Quốc chủ yếu đến từ sự tăng trưởng chậm trong xuất khẩu sang các đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Theo các nhà phân tích, tháng 8 vừa qua, do sự sụt giảm của đồng tiền Trung Quốc so với đồng đô la Mỹ và sự vội vàng của các công ty vận chuyển hàng hóa trước khi vòng thuế tiếp theo đến, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ đã thực sự tăng đến mức cao kỷ lục.

Louis Kuijs, người đứng đầu kinh tế châu Á tại công ty nghiên cứu Oxford Economics, cho biết: Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc với Hoa Kỳ là trung tâm của tranh chấp. Thực tế là nó vẫn đang phát triển “có khả năng thêm vào ma sát” giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Kinh tế Úc vạ lây

Một tình trạng đáng ghi nhận nữa là sự suy giảm trong chứng khoán Trung Quốc (SHCOMP).

Đồng dollar Úc, được xem như một thước đo của sự tự tin trong nền kinh tế của Trung Quốc, vì số lượng lớn nguyên liệu thô của Úc được mua bởi các công ty Trung Quốc, cũng chịu áp lực. Nó đã được giao dịch gần mức thấp nhất so với dollar Mỹ, kể từ đầu năm 2016, khi lo ngại về sự sụp đổ của các thị trường đang tăng trưởng của Trung Quốc.

Theo Nomura, xuất khẩu giảm có thể gây áp lực cho Bắc Kinh trong việc tìm ra những cách thức mới để tăng trưởng kinh tế. Các quan chức Trung Quốc đã sử dụng một số biện pháp tích cực để thúc đẩy tăng trưởng như cắt giảm thuế, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và áp dụng chính sách tiền tệ lỏng lẻo hơn.

Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu “hạ nhiệt” trong năm nay, và các dấu hiệu của sự căng thẳng đang nhân lên. Dữ liệu gần đây cho thấy các nhà máy Trung Quốc đang mất dần các đơn đặt hàng xuất khẩu và bị suy yếu tăng trưởng trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Các nhà phân tích của Nomura cho biết: “Sự suy giảm xuất khẩu cho thấy có thể mất nhiều thời gian hơn để tăng trưởng của Trung Quốc phục hồi”.

Gần đây, thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng “lao đao” do các nhà đầu tư lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không cho rằng các nhà chức trách Trung Quốc sẽ cố ý phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng dollar để điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu, vì điều này có thể gây hỗn loạn thị trường tài chính và gây tình trạng “chảy máu tiền” khỏi Trung Quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.