Những nguy hại của thói quen tự kê đơn uống thuốc

Tự uống thuốc khi có bệnh là thói quen khá phổ biến của không ít người. Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức được tác hại của điều này.

Những nguy hại của thói quen tự kê đơn uống thuốc
Thuốc nào cũng có tác dụng phụ và bạn có thể làm hỏng cơ thể mình nếu tự ý chẩn đoán và tự uống thuốc mà không có tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Nguy hiểm của thói quen tự điều trị
Rủi ro của thói quen tự dùng thuốc bao gồm cả sự thiếu chính xác trong việc tự chẩn đoán và liều lượng, chậm trễ trong việc tìm kiếm tư vấn y tế khi có yêu cầu, phản ứng phụ bất thường, nghiêm trọng, tương tác thuốc không an toàn, cũng như nguy cơ lệ thuộc và lạm dụng thuốc ...
Dưới đây là những loại thuốc thường dùng nhất có thể bị lạm dụng và tác dụng phụ của chúng:
Thuốc giảm đau thuốc / không steroid chống viêm [NSAIDS]: Dùng thuốc giảm đau mà không tham khảo ý kiến, uống liều gấp đôi để giảm đau nhanh hơn hoặc sử dụng thuốc hết hạn có thể gây tăng nồng độ axit, viêm loét, xuất huyết dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao, và tổn thương thận.
Những nguy hại của thói quen tự kê đơn uống thuốc 1
Tự uống thuốc khi có bệnh là thói quen khá phổ biến của không ít người. Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức được tác hại của điều này. Ảnh minh họa
Sirô ho: Hầu hết các xi-rô ho có chứa cồn và gây buồn ngủ, nhịp tim bất thường, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt , mờ mắt, bồn chồn và giảm tập trung.

Thuốc kháng sinh: Thói quen dùng kháng sinh như là một giải pháp nhanh chóng để điều trị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên là có hại. 

Sử dụng bừa bãi và không cần thiết của thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến kháng thuốc. Điều này gây khó khăn cho cơ thể để chống đỡ với nhiễm trùng khi nó quay lại.

Tác dụng phụ có thể bao gồm phản ứng dị ứng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, bạc tóc, nhiễm trùng âm đạo, và kháng thuốc.

Thuốc thảo dược: Điều quan trọng là nên thận trọng trước khi dùng pha chế thảo dược dù chúng được quảng cáo là "an toàn" và là phương pháp chữa trị "tự nhiên" cho các bệnh nhẹ hay nặng. 

Những loại thuốc này được trộn lẫn với các thành phần hoạt tính dược lý. Khi sử dụng chung với các loại thuốc tiêu chuẩn khác, loại thuốc thảo dược có thể gây tương tác bất lợi.

Buồn nôn, nôn, đau bụng, chảy máu quá nhiều, gan và suy thận, co giật... là những tác dụng phụ phổ biến, thường gặp khi dùng các loại thuốc thảo dược. Chúng cũng có thể gây xuất huyết trong khi phẫu thuật.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Việc tự điều trị có thể giúp giúp bạn giảm những lo lắng hơn so với việc phải chờ đợi thăm khám của bác sỹ, nhưng nó không phải là một phương pháp hoàn toàn an toàn trong điều trị bệnh. 

Ngoài ra, không ít người sử dụng internet để tự chẩn đoán và tự điều trị, điều này cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bản thân vì việc dùng thuốc chính xác phải dựa trên thăm khám bệnh trực tiếp. 

Hay việc liên hệ với các bác sĩ tư vấn gián tiếp thay vì đi khám bác sĩ trực tiếp để tiết kiệm tiền và thời gian cũng có thể dẫn đến chẩn đoán sai lầm nghiêm trọng. 

Vì vậy, nếu có dấu hiệu bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám và trình bày với bác sĩ về quá trình bệnh cũng như tiền sử bệnh tật của mình để được điều trị tốt nhất.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.