Cách chế biến món khoai thì vô cùng đa dạng. Ngoài khoai luộc thì còn có canh khoai, khoai chiên… Dù không được xếp hạng là món ăn chính, nhưng trong mỗi củ khoai bình dị ấy, có chứa nhiều tinh bột, chất xơ, các loại vitamin tốt cho cơ thể. Chẳng thế mà nhiều thầy thuốc đã gọi khoai là sâm đất.
Khoai lang
Đây là loại khoai rất phổ biến ở nước ta. Bạn có thể tìm thấy tại bất kỳ khu chợ nào, vào tất cả các mùa trong năm, với giá bán cũng rất rẻ. Trong đông y, củ khoai lang có tính bình, vị ngọt, ăn mát, không độc, có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, bổ thận, giải độc. Trong khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và các loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe cơ thể như: canxi, kẽm, sắt …
Các món ăn từ khoai lang như luộc, nấu canh, bánh khoai… đều có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Để chữa bệnh kiết lị, đi ngoài: ăn khoai lang nướng chấm mật ong liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa viêm dạ dày: 500g khoai lang giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, đun sôi, uống ngày ba lần, mỗi lần khoảng 50ml. Uống thành từng đợt, mỗi đợt 20 ngày.
Nếu muốn giải độc cho cơ thể, bạn uống nước khoai sống đến khi có cảm giác buồn nôn, để nôn hết chất độc ra ngoài. Món cháo khoai lang với các nguyên liệu: 400g khoai lang, 200g gạo, 4 củ mã thầy, 100g củ cải trắng, 150g thịt gà, 70g tôm nõn, 50g đậu xanh, 3 tép tỏi, gia vị nấu nhừ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Bạn còn có thể dùng khoai lang để thay thế các loại thuốc trị mụn: 40g khoai lang, 40g bồ công anh, 20g đường giã nhuyễn. Bọc hỗn hợp này vào miếng vải sạch, đắp lên chỗ mụn từ 2-3 lần mỗi ngày đến khi mụn xẹp.
Khoai tây
Khoai tây là một trong những vị thuốc có tác dụng tốt với những người mắc chứng bệnh dạ dày.
Để chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng bạn hãy dùng một trong hai bài thuốc sau: khoai tây tươi để cả vỏ, ép lây nước cốt, pha cùng mật ong, uống 2-3 thìa cà phê mỗi ngày. Nếu không có thời gian, bạn có thể làm cao khoai tây để dùng dần theo cách sau: dùng nước ép khoai tây cả vỏ, đun nhỏ lửa đến khi nước sánh lại cho thêm mật ong (theo tỉ lệ: 2 phần nước cốt khoai, 1 phần mật ong), đun tiếp đến khi hỗn hợp đặc lại như cao, cho vào lọ, dùng dần mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Bạn cần lưu ý, trong thời gian dùng cao, nên kiêng các loại gia vị có vị chua, cay như giấm, ớt, các chất kích thích.
Ngoài ra, khoai tây còn dùng để chữa một số chứng bệnh khác:
- Kích thích tiêu hóa: 100gr khoai tây sống, 10gr gừng tươi, 1 quả quýt ép lấy nước, uống trước mỗi bữa ăn.
- Ho do thời tiết: Nướng 25-50g củ khoai từ 25-50gr (bỏ vỏ) cháy đen. Ăn với 1 muỗng mật ong sẽ hết ho.
- Chữa đau đầu: xắt lát khoai tây tươi xát lên chỗ đau.
- Chữa ung nhọt: giã nhuyễn khoai tây băng vào vùng da bị sưng, ngày thay băng hai lần.
Khoai sọ
Khoai sọ là loại củ góp phần làm món canh cua rau rút thêm ngon ngọt. Có vị dẻo, bùi, dễ ăn, khoai sọ còn góp mặt trong nhiều món ăn bổ dưỡng khác.
- Canh khoai sọ: 100g khoai sọ 100 g, 50g thịt nạc thăn hoặc cá quả, cá diếc nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng bổ âm, chống mệt mỏi, phục hồi sức khỏe cho người ốm.
- Chè khoai sọ: 250g khoa sọ thái miếng nhỏ, 50g táo tầu, 50g đường đỏ nấu nhừ, ăn 3 lần trong ngày để chữa suy nhược cơ thể.
- Cháo khoai sọ: 60g khoai sọ và 100g nấu cháo, khi ăn nêm thêm đường đỏ có tác dụng tốt cho người bị bệnh viêm thận mãn tính và đau dạ dày.
Ngoài ra, khoai sọ giã nát trộn thêm vài hạt muối trắng, đắp ngoài da có thể chữa được chín mé, mụn nhọt mưng mủ.
Khoai môn
Khoai môn có vị mát, tính bình, giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Khoai môn có chứa vitamin A, C, B… là vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng… Dù chứa nhiều tinh bột, nhưng hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nên khoai môn là món thực phẩm thích hợp dành cho người bị bệnh đái thái đường, bệnh viêm thận. Món khoai môn hầm nhừ cùng cá quả, rau ngổ ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp. Khoai môn giã nhỏ đắp lên vết thương bỏng giúp viết thương nhanh lên da non và liền sẹo.