Sữa chua
Bà bầu không nhất thiết phải uống sữa bầu hay sữa tươi vì nó có thể mang lại cảm giác khó chịu, đặc biệt với những chị em bị nghén trong những tháng đầu.
Sữa chua sẽ giúp bà bầu giảm nghén, bổ sung thêm canxi, protein, giúp bà bầu dễ tiêu hóa, dễ chịu. Một hũ sữa chua lạnh sẽ là thực phẩm lý tưởng cho bà bầu vào mùa hè nóng nực này.
Các loại đậu
Nhóm thực phẩm họ đậu này bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành và đậu phộng,…
Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (B9) và canxi tuyệt vời – tất cả những gì cơ thể bạn cần nhiều hơn trong thời kỳ mang thai.
Folate là một trong những loại vitamin B (B9) đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên khi mang thai. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai không tiêu thụ đủ folate trong thời gian này.
Điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và nhẹ cân ở trẻ khi được sinh ra. Lượng folate không đủ cũng có thể khiến con bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật sau này trong cuộc sống.
Một chén đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu đen có thể cung cấp từ 65% 90% RDA.Hơn nữa, các loại đậu thường có nhiều chất xơ. Một số loại đậu cũng có nhiều chất sắt, magiê và kali.
Khoai lang
Mỗi ngày một vài củ khoai lang sẽ giúp bà bầu nhận được vitamin A, beta carotene, chất xơ, axit amin quan trọng đối với cơ thể, vitamin C, B1, kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi. Do đó, hãy ăn một ít khoai lang mỗi ngày, bạn sẽ không cần phải dùng tới thuốc.
Trứng gà
Bà bầu không nên bỏ qua món trứng gà. Khi mang thai, chị em có thể ăn nhiều trứng gà hơn bình thường, nhờ vậy có thể sẽ nhận được nguồn protein dồi dào, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác.
Trứng cũng là nguồn choline – chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ thai nhi. Mỗi ngày 1 quả trứng có thể giúp bà bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Các loại thịt đỏ
Thành phần dinh dưỡng chứa chất sắt và vitamin B. Ngoài ra đây còn là nguồn thực phẩm dồi dào protein
Tại sao mẹ bầu nên bổ sung thịt đỏ?
Cơ thể mẹ trong giai đoạn này nếu không được bổ sung chất đạm cần thiết dễ dẫn đến tình trạng sinh non và sinh thiếu cân.
Ngoài ra, Vitamin có trong thịt giúp cho mô và sự phát triển hệ thần kinh của bé, đặc biệt còn giảm biểu hiện mệt mỏi do ốm nghén của mẹ.
Các loại thịt đỏ như heo, bò, gia cầm là nguồn thực phẩm cung cấp sắt và đạm tự nhiên nhất.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể đột ngột thay đổi do sự xuất hiện của thai nhi, lượng máu cần cho cơ thể mẹ tăng lên 10% và về sau, nhu cầu này còn tăng cao hơn vì bé yêu ngày một phát triển.
Chính các tế bào đỏ trong thịt là yếu tố tạo ra hồng cầu bổ sung máu cho cơ thể. Mẹ đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích để giúp bé phát huy toàn diện nhé.
Cá
Sữa
Một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất chứa vitamin và protein là sữa. Đây là thức uống mẹ cần bổ sung đều đặn mỗi ngày trong thai kỳ. Nếu mẹ không muốn tăng cân, chị em có thể chọn loại sữa tách béo, ít đường.
Cam, quýt
Cam, quýt được xem là một trong những loại trái chứa nhiều vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Lượng vitamin C cao có trong cam hoặc quýt giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Đồng thời, Vitamin C cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của da và chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, các loại trái thường có giá trị chỉ số đường huyết tương đối thấp, vì vậy chúng không gây ra đột biến lớn trong lượng đường trong máu .
Các loại trái cây cũng là một món ăn nhẹ tuyệt vời dành cho mẹ, vì chúng chứa cả nước và chất xơ cần thiết.
Cam, quýt mang lại rất nhiều lợi ích trong thời kì mang thai của mẹ bầu như: giải pháp cho bệnh tiểu đường thai kỳ trong việc cung cấp nước, giúp giảm triệu chứng ốm nghén, cung cấp vitamin C tăng khả năng miễn dịch. Đặc biệt, loại trái cây này rất giàu axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bông cải xanh
Bông cải xanh cũng như các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều chất dinh dưỡng bà bầu cần trong cả thai kỳ. Chúng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali.
Hơn nữa, bông cải xanh và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa. Đồng thời chúng cũng chứa các hợp chất thực vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa đối với bà bầu.
Do hàm lượng chất xơ cao, những loại rau này cũng có thể giúp ngăn ngừa táo bón thai kỳ,một vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai dẫn đến tâm lí khó chịu của mẹ.
Ngoài ra, việc tiêu thụ các loại rau, cải có màu xanh đậm cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ em bé được sinh ra có tình trạng nhẹ cân .
Nguyên tắc ăn uống để “vào con mà không vào mẹ”
Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)
Ở những tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ không cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm…
Trong đó, axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…
Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)
Từ tháng thứ 3-6, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác.
Để tốt cho con, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt.
Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh. Chị Vân Anh chỉ uống sữa tươi không đường trong quá trình mang thai. Ngoài ra, chị còn bổ sung thêm tổ yến từ tháng thứ 5 của thai kỳ.
Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)
Từ tháng thứ 6-9, thai nhi phát triển về da thịt. Giai đoạn này, bé sẽ tăng cân nhiều nhất, các mẹ hãy bắt đầu ăn nhiều tinh bột và uống sữa. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2-3 ly sữa.
Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều trứng vịt lộn và lươn có nhiều chất để giúp bé có thể phát triển chỉ số cân nặng.