Những loại thực phẩm chống suy kiệt cơ thể cho bệnh nhân ung thư

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, đa số là do suy kiệt cơ thể. Vì thế, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống.

Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với người bị ung thư (Ảnh minh họa).
Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với người bị ung thư (Ảnh minh họa).

Không ít bệnh nhân ung thư đã bất chấp lời khuyên của bác sĩ, tự ý ăn kiêng quá mức dẫn đến suy kiệt mà chết vì tin lời "chém đinh chặt sắt" của các "thánh" chữa ung thư (thầy lang, lang vườn).

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, đa số là do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể bị phá hủy.

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.

Nguyên tắc chung:

- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

- Chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.

- Chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp, nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.

- Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối.

- Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.

Theo thống kê của các bác sĩ, nhiều người bệnh ung thư thường tử vong vì cơ thể suy kiệt trước khi có đủ sức để vượt qua được các đợt điều trị bằng hóa chất, xạ trị, phẫu thuật. Do đó, một lối sống lạc quan, vui vẻ và khoa học sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và vượt qua được giai đoạn điều trị khó khăn. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng mà các bác sĩ khuyên dành cho người bệnh ung thư trong cuộc chiến gian nan này.

- Tăng cường các loại rau xanh

Các loại rau cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại rau họ cải như cải bắp, súp lơ, cải bó xôi... Những loại rau này rất giàu beta-carotene, folate và glucosinolate có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u. Các nghiên cứu còn cho thấy, việc tiêu thụ các loại rau họ cải còn có tác dụng phòng chống ung thư, giảm các số ca mắc trong nhóm cộng đồng tiêu thụ.

- Tăng cá, giảm thịt

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, vitamin D có trong các loại thịt, cá đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Thậm chí, hàm lượng vitamin D có trong máu tỉ lệ thuận với khả năng sống sót của người bệnh ung thư với tỉ lệ càng cao, khả năng khỏi bệnh, tránh tái phát và kéo dài sự sống cũng cao hơn. Loại vitamin này có nhiều trong cá hồi hoặc khi con người tổng hợp từ ánh sáng mặt trời.

Ngoài việc tăng cường các loại rau củ và hạn chế các loại thịt, người bệnh ung thư vẫn nên giữ cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ đạm, tinh bột và chất béo, uống nhiều nước. Thức ăn nên được chế biến đa dạng, dễ tiêu, mùi vị, màu sắc hấp dẫn, đổi món thường xuyên. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với tình trạng cụ thể của mình.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.